Mừng Tết Bính Thân – hãnh diện về Nhạc xuân của Hai nhạc sĩ HỌ PHẠM

Người đăng: Khôi Pham Văn, Ngày đăng: 24-01-2016, 3469 Views

TeT2

PTuyen  Dem_Nhac_Pham_DInh_Chuong2

Mừng Tết Bính Thân – hãnh diện về

Nhạc xuân của Hai nhạc sĩ HỌ PHẠM

Một góc Đường hoa Nguyễn Huệ (ảnh trái) – Cây nêu ngày Tết ở nông thôn (ảnh phải)

Tết Nguyên Đán BÍNH THÂN – 2016

Là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Trước ngày Tết, còn có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Năm nay, mùng 1 Tết nhằm vào ngày 8/2/2016.

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.

Chúc Tết

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi).

Mừng tuổi

Lì xì: người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ – gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “Tiền mở hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

Câu đối Tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ “câu đối đỏ” cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Tết Bính Thân nghe lại ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ: Quang Dũng) Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân chài… Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn: Xóm đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân

Ly rượu mừng được phổ biến trở lại sau 41 năm. Ca khúc này vừa được Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT&DL cấp phép cho Phương Nam Phim phổ biến trên toàn quốc từ tháng 1/2016.

Thông tin về Ly rượu mừng từ vài ngày nay được người Sài Gòn hoan hỉ đón mừng. Trong những câu chuyện trà bánh, chuẩn bị tết, đi du lịch xa, những người yêu thích nhạc phẩm Phạm Đình Chương nói với nhau: dù lâu nay vẫn nghe Ly rượu mừng (do hải ngoại sản xuất), nhưng Tết này sẽ mừng hơn, vui hơn khi mở vang Ly rượu mừng (vừa phát hành đầu năm 2016) bên cạnh những bài nhạc xuân khác.
-Chúng ta vừa bước qua những thời khắc đầu tiên của Năm mới Dương lịch 2016. Chắc hẳn giai điệu quen thuộc của bản ‘Happy New Year’ của ban ABBA vẫn còn văng vẳng đâu đó. Một sự thật mà chắc quý vị nào cũng sẽ đồng ý với chúng tôi là ‘Happy New Year’ đã trở thành một món ăn tinh thần không thể nào thiếu được trong dịp năm mới.

Trong “Ly Rượu Mừng,” Phạm Đình Chương dùng những lời chúc chính xác, ̣đánh đúng vào nguyện vọng của mọi người. Với người nông phu, còn gì sung sướng hơn là ruộng lúa được mùa; thương gia buôn bán có lời nhiều; người lao động không còn nghèo khó; người chiến sĩ thành công nhiệm vụ, giúp dân lành; bà mẹ già gặp lại con trở về, hết cơn u buồn; cặp tình nhân xây tổ ấm; người nghệ sĩ tô điểm đời thêm tươi đẹp; non sông hòa bình và đất nước hưởng thanh bình tự do. Ta không thấy những lời chúc mơ hồ, sáo rỗng, máy móc, như “sức khỏe sung túc,” “sống lâu trăm tuổi,” “tài lộc dồi dào,” “con hiền dâu thảo,” “thăng quan tiến chức,” v.v… Không rõ tại sao ông bỏ “sĩ” (người trí thức, lao động trí óc). Trong đoạn sau, ông có nhắc đến “sĩ,” nhưng đó là “nghệ sĩ” là những người sinh sống qua nghệ thuật, chứ không phải là những người sinh sống qua học hành hoặc hành nghề chuyên môn như giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, luật sư. Có thể vì ông là nhạc sĩ nên đề cao ngành này.

Ca khúc: Ly Rượu Mừng –Phạm Đình Chương

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi/ Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức/ Người công nhân ấm no,Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á…a… a… a…Nhấp chén đầy vơi/ Chúc người người vui
Á…a… a… a…Muôn lòng xao xuyến duyên đời/ Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng/ Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành/ Mừng người vì nước quên thân mình

Kìa nơi xa xa có bà mẹ già/ Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương/Bước con về hòa nỗi yêu thương
Á…a… a… a…Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
Á…a… a… a…Chúc mẹ hiền dứt u tình
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương/ Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ/ Tiếng thi ca hát chấm phá tô thêm đời mới

Bạn hỡi, vang lên/ Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình/ Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui/ đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này/ Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do

Nước non thanh bình/ Muôn người hạnh phúc chan hoà

Ước mơ hạnh phúc nơi nơi/ Hương thanh bình đang phơi phới…

Nhạc sĩ PHẠM TUYÊN với Gửi Nắng cho Em

Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương, là con thứ 9 của Thượng thư Bộ Lại Phạm Quỳnh (1892-1945). Phạm Tuyên là một nhạc sĩ nổi tiếng, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng“, một bài hát cộng đồng được nhiều người hát tại Việt Nam. Năm 2012, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng…

Bài hát: Gửi Nắng Cho Em -Tác giả: Phạm Tuyên

Anh ở trong này chưa thấy mùa đông/ Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ/ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng/ Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy Có tình thương tha thiết của trong này

Anh vẫn hiểu sức vươn của những cánh đào/ Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày Tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét/ Em hãy làm cây thông xanh nghe em

Khi hai miền cùng vào một vụ chiêm/ Hai vựa thóc cùng nặng tình của đất
Cùng vào trận một ngày vui thống nhất/ Hơn lúc nào anh thấu hiểu lòng em
Gửi nắng cho em gửi nắng cho em/ Gửi nắng về sưởi ấm những bàn tay.

LỜI KẾT

Dòng họ PHẠM Việt Nam hãnh diện về các Nhạc sĩ tài hoa của họ PHẠM. Đặc biệt, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã nhiệt tình tham gia Hai Đêm nhạc họ Phạm tại Tp.HCM trong năm 2011 và 2012 nhân Ngày Giỗ của Ngài PHẠM TU –Thượng Thủy tổ của Họ PHẠM VIỆT NAM.

Hơn nữa, năm nay “Ly Rượu mừng”… được phép rót! để mọi người cùng chào đón Xuân mới.

Trước thềm Năm mới Xuân Bính Thân -2016, thay mặt Hội đồng Họ Phạm quận Gò Vấp và dòng tộc Phạm Vũ tại Tp.HCM, người viết xin kính chúc Quý vị Chủ tịch và thành viên Hội đồng Họ PHẠM Tp. HCM và Gia quyến

Một Năm Mới “Thân Tâm An Lạc”

PHẠM VŨ ĐỘNG

Hội đồng Họ Phạm quận Gò Vấp, Tp.HCM

 

 

 

 

Các bài viết khác :

    Ông Trưởng Ban Lễ tân mẫn cán

    ÔNG TRƯỞNG BAN LỄ TÂN MẪN CÁN (Viết về ông Phạm Nghị, nguyên Trưởng ban Lễ tân của HĐTQ họ Phạm ...

    Người lính làm việc họ

    NGƯỜI “LÍNH” LÀM VIỆC HỌ (Viết về anh Phạm Văn Dương, nguyên Phó chủ tịch Thường trực kiêm TTK HĐTQ họ ...

    Người con gái họ Phạm

    NGƯỜI CON GÁI HỌ PHẠM (Phỏng vấn chị Phạm Thị Loan Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á)   ...

    Tìm địa chỉ người xưa

    ĐI TÌM ĐỊA CHỈ NGƯỜI XƯA Bài đã đăng trên “Nhân Dân hằng tháng” số 43 tháng 11 năm 2000 Quê ...

    Bốn phương họ Phạm

    HỌ PHẠM BỐN PHƯƠNG “Bốn phương họ Phạm đều là anh em” (Phạm Khắc Di) Trong Lễ Kỷ niệm 15 năm ...

    Page 1 of 712345...Last »