Thơ “HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH”

Người đăng: hien-yngoc, Ngày đăng: 05-07-2015, 2558 Views

Thơ “HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH” của Vũ Phạm Hàm & Chu Mạnh Trinh 1/- Chùa Hương ở tỉnh Hà Tây Tháp chuông chùa Hương Suối Yến -Ngày 6/2, Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch quản lý, tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2015: Lễ hội Chùa Hương năm 2015 với chủ đề “Lễ hội Kỷ cương- Văn minh du lịch” sẽ chính thức khai hội vào ngày 24/2 (tức mùng 6 tháng Giêng) năm Ất Mùi. Trong không khí đón chào Xuân mới trên đất nước thân yêu, chúng ta cùng nhau đến viếng động Hương Tích tức Hương Sơn –Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Trông động Hương Tích như là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Năm 1770, Chúa Trịnh Sâm từng thăm quan động và đặt tên cho động là “Nam Thiên đệ nhất động” tức động đẹp nhất trời Nam. Chùa Hương là một trong những danh thắng nổi tiếng nằm trong khu di tích danh thắng Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức. Từ Hà Nội đi ô tô qua quận Hà Đông, tới Vân Đình, đến Bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền trên dòng suối Yến chừng 3km rồi đi bộ vào chùa. Ai không muốn ngồi thuyền, có đường bộ xuyên qua rừng mơ. Khoảng cách Hà Nội – chùa Hương là 70km. Phong cành Hương Sơn rất hấp dẫn: núi cao, rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hòa, như có sự xếp đặt tài tình giữa một vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Lễ hội chùa Hương hàng năm diễn ra từ ngày 6 tháng giêng đến 15 tháng 3 âm lịch. Trong dịp Lễ hội, hàng chục vạn người đến lễ chùa thăm cảnh đẹp của núi non, hang động, cầu may, cầu phúc. Các ngôi chùa nằm rải rác trên nhiều địa hình của rừng núi Hương Tích. Người Việt Nam và du khách muôn phương ham thích đi chùa Hương để lễ Phật và được hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ. -Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Lịch Sử Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân. Thựơng toạ Thích Minh Hiền, (1961) trụ trì giai đoạn 2002 – hiện nay. Hành trình tham quan chùa Hương Hà Tây Để tham quan các chùa ở Hương Sơn, người hành hương thường đi theo các tuyến đường khác nhau. Tuyến đi chính là đi từ Bến Đục, nằm bên bờ sông Đáy. Đây là cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh, thuyền đò chen chúc. Từ Bến Đục, khách đi bộ gần 1 km sẽ đến Bến Yến để lên thuyền xuôi theo một dòng suối có tên là suối Yến đến bến Trò (bến Thiên Trù). Ngoài ra, có thể đi theo con đường bộ ven chân núi (nhưng ngày nay đã không đi được nữa). Trên đường từ bến Yến vào Bến Trò, người ta có thể dừng chân tại đền Trình (có nghĩa là nơi “trình diện” với thần linh trước khi đến cõi Phật) trên núi Ngũ Nhạc. Đây là đền thờ một vị thần núi. Đền còn có tên Quan Lớn, thờ một bộ tướng của vua Hùng. Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ tên là cầu Hội. Từ chân cầu đi vào bên trái có thể đi vào ngôi chùa Thanh Sơn trong một động núi. Từ Bến Trò đi bộ lên chùa Trò, tức chùa Thiên Trù (có nghĩa là Bếp Trời –do Chu Mạnh Trinh xây dựng), còn được gọi là chùa Ngoài. Từ bến vào chùa có một nhà bia, trong có tấm bia “Thiên Trù tự bi ký” dựng năm Chính Hòa thứ 7, ghi lại những hoạt động tu sửa chùa Thiên Trù và chùa Hương Tích của nhà sư Viên Quang. Giữa sân chùa có một đỉnh đồng cao 3 m. Cạnh sân chùa có hồ bán nguyệt và vườn tháp. Trong vườn tháp có ngôi tháp Viên Công chứa hài cốt Thiền sư Viên Quang, người có công trùng tu chùa Hương sau nhiền năm hoang phế, được dựng từ thế kỷ 17. Tháp xây gạch trần màu đỏ, cao 4 tầng, tầng thứ 2 và 3 có mái cong với các đầu đao. Ở chùa Thiên Trù còn có quả chuông đúc năm cảnh Thịnh thứ 2 (1793) thời nhà Tây Sơn. Người đi quyên góp đúc quả chuông này là nhà sư Hải Viên. Ở đây còn có Thiên Thủy tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một cây tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo tháp chảy xuống. Năm 1986, chùa Thiên Trù đã được phục dựng lại gác chuông và đến năm 1989 thì xây xong nhà Tam bảo hai tầng theo kiểu chữ “Đinh”. Đầu năm 1994, chùa đã xây dựng lại Nam Thiên môn (cửa trời Nam) theo nguyên mẫu. Giữa đường từ chùa Thiên Trù đến chùa Hương là chùa Giải Oan. Ở đây có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Cách đó không bao xa, du khách bước chân đến núi Chấn Song để thăm viếng đền cửa Võng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến chùa Hương còn gọi là chùa Trong. Từ chùa Thiên Trù còn có lối rẽ qua rừng mơ, đến chùa Hinh Bồng. Ngoài ra còn có thể đi theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ rồi đến núi Thuyền Rồng, núi Con Phượng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy và sau đó đến bến Tuyết Sơn vào chùa Bảo Đài. Trong chùa còn giữ được một pho tượng Cửu Long bằng đồng rất đẹp. Từ chùa Bảo Đài, theo một con đường phẳng đến chùa Tuyết trong Ngọc Long động. Chùa Tuyết do một bà quận chúa thời Trịnh dựng vào năm 1694. Ở đây còn có phù điêu chân dung bà tạc vào vách động. Nơi đây, vào năm 1770, Trịnh Sâm có làm bài thơ “Đăng Tuyết sơn hữu hứng”. Một tuyến đường nữa theo một nhánh của suối Yến, qua núi Ông Sư Bà vãi, cập bến Long Vân, leo núi thăm chùa Cây Khế, và hang Sũng Sàm, một di chỉ văn hóa Hòa Bình. Hội chùa Hương Sơn là hội chùa kéo dài nhất ở Việt Nam trong suốt ba tháng sau Tết Nguyên Đán. Ngày mùng 6 tết âm lịch hàng năm là ngày khai hội. Hiện giờ mọi công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội 2015 đang diễn ra rất tất bật… 2/- Chùa Hương Tích ở tỉnh Hà Tĩnh Toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở, Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh là một ngôi chùa có từ thế kỷ 13. Tuy nhiên, chùa ban đầu đã bị hỏa hoạn làm cháy trụi vào năm 1885. Kiến trúc chùa hiện này được Đào Tấn cho xây vào năm 1901. Năm 2003, chùa được trùng tu. Hội chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch. Cứ 3 năm lại tổ chức hội lớn một lần. Chùa thờ Phật Quan Âm và có cả một am thờ Mẫu. Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một “phiên bản” đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương “phiên bản” ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê – Trịnh, các vua Lê – chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh – Nghệ thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những “người đẹp” đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các “người đẹp” đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ “sáng kiến” của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích. 3/- Chùa Hương – Núi Hương – Bàu Hương (tỉnh Phú Yên) Thuộc địa bàn ba xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây và Hòa Phong được xem là bộ ba danh thắng tạo nên một quần thể hùng vĩ với non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên với công trình nhân tạo mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho người dân địa phương. Chùa Hương Hà Tây và văn học Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam. Trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là 2 bài hát nói “Hương Sơn phong cảnh ca” của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh và Thám hoa Vũ Phạm Hàm, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi: Bài hát nói: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH của Chu Mạnh Trinh Chu Mạnh Trinh (1862- 1905) người tỉnh Hưng Yên. Từ nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, có tài văn phú. Khi 19 tuổi, ông đỗ Tú tài. Sau đó ông sang thụ giáo Phó bảng Phạm Hy Lượng và được thầy gả con gái cho. Đến 25 tuổi, ông đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ cùng khoa với Vũ Phạm Hàm. Đàn thông phách suối vang lừng/ Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe Kinh. Bầu trời, cảnh bụt/ Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay. Kìa non non, nước nước, mây mây/ Đệ nhất động hỏi là đây có phải? Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái/ Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh. Thoảng bên tai một tiếng chày kình/ Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng/ Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh. Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình:/ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt/ Chập chờn mấy lối uốn thang mây. Chừng giang sơn còn đợi ai đây/ Hay tạo hoá khéo ra tay sắp đặt? Lần tràng hạt niệm “Nam mô Phật”/ Cửa từ bi công đức biết là bao. Càng trông, phong cảnh càng yêu! Chu Mạnh Trinh Vũ Phạm Hàm Bài hát nói: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH của Vũ Phạm Hàm Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906) là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi). Trong lịch sử Việt Nam chỉ có vài Tam nguyên là Đệ nhất giáp, gồm có Phạm Đôn Lễ, Vũ Dương, Lê Quý Đôn (triều Hậu Lê) và ông. Vũ Phạm Hàm gốc họ Phạm Vũ và thuộc Biệt chi trong tộc phả họ Phạm Vũ –Đôn Thư, Thanh Oai, Hà Tây. Đây bài hát nói dài nhất (78 câu) – bài thơ Nôm duy nhất của Tam nguyên Vũ Phạm Hàm. Hựu hà tất bồng châu doanh hải (Cứ gì nơi Bồng châu (nơi Tiên ở) mới có cảnh đẹp) Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan Hát nói: Người tai mắt, chốn nhân gian/ Ai chẳng đến Hương Sơn thì cũng tục Kể từ lúc bước lên đò Đục/ Liếc mắt trông đà mãn mục vân sơn Lần theo một giải thanh tuyền…/ Nào ngư phủ nhập Đào nguyên âu cũng thế Mặt trời gác bóng cây xế xế/ Tản vân in đáy nước rành rành Chim trời mấy chiếc lênh đênh/ Cây mai thụ rập rềnh năm bảy lá Chú tiều tử ruổi rong bến đá/ Lũ ngư ông quẩy cá qua cầu Cỏ cây san sát một màu/ Núi trước núi sau mình ở giữa Đoàn mục thụ bóng chiều vừa ngả/ Dắt trâu về lả tả đầu ghềnh Trong hang sâu thăm thẳm một mình/ Thế mới biết Sơn Thủy hữu tình là chốn ấy Rừng một giải càng trông càng thấy/ Núi mờ xanh từng dãy ngất non thiêng Kìa núi Gà, núi Tương. Núi Trống, núi Chiêng/ Chưa qua núi lại thấy đò bên cạnh núi Thoạt trông thấy biết đâu mà hỏi/ Cầu đăng tiên nọ chốn đăng doanh Gót in đá biếc xanh xanh/ Lòng trần tục bỗng không, thanh thản nhẹ Cao chót vót mấy tầng cổ sái/ Ấy chi chi nọ trái Thiên Trù Trăng trong gió mát một bầu/ Ngắm phong cảnh Bồng hồ đâu đó tá? Động đào đã dang tay mở khó/ Càng nhìn lâu càng rõ càng xinh Cây xanh xanh mà đá cũng xanh xanh/ Xuống một núi lại trèo quanh một núi Nước công đức trong ngần không chút bụi/ Đường lên tiên đây là suối Giải Oan Thảnh thơi bạch thạch thanh tuyền/ Thế mới biết thần tiên là diệu thú “Bộc bố khê lưu, sơn diệc vũ” (Suối tuôn, lụa giải, non vờn múa) “Nhân thanh cốc ứng, thạch năng ngôn” (Người gọi, hang thưa, đá nói năng) Trông lên chòi nhỏ con con/ Mình ta đã chon von trên đỉnh núi Đứng núi nọ tưởng núi kia là cuối/ Bước chân lên đường núi vẫn không cùng Trèo qua một nhịp Trấn song/ Đấy mới thực quần phong chi đệ nhất Miệng niệm Nam-vô-A-di-đà Phật/ Mảng vui chơi mà quên phắt đường xa Quả mơ non với nước mơ già/ Trong chân cảnh ngẫm ra chân vị Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ/ Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ Lá vàng man mác ngẩn ngơ/ Tam quan đã tờ mờ đâu đó phải? Chân bước đi mặt còn ngoảnh lại/ Ước gì đường dài mãi thì hay Nào ngờ tiên lĩnh trời xây/ Lối vào đã vén mây trông rõ Vạn trạng thiên hình vô số/ Vẫn hãy còn giấc ngủ lơ mơ Xanh như mây mà đá vẫn trơ trơ/ Trên vách phấn tờ mờ treo giá áo Này Kho tiền, này Kho bạc/ Này buồng tằm, này Lẫm gạo Phật Quan Âm thiên tạo một tòa/ Bốn bề như gấm như hoa Đó ai lấy nhân công mà vẽ được/ Dưới cầu Bạch trong veo đáy nước Núi Bình phong đứng trước Phật đình/ Chim gõ mõ, vượn tụng kinh Giục lòng khách năm canh chải chuốt “Dục đáo Hương Sơn bất khả ước” (Muốn đến Hương Sơn không hẹn trước) Khen cho người đến trước cũng là tiên Ai ơi chẳng đến cũng hèn! (In lại theo bản của Trần Trung Viên: Văn Đàn báo giám, Bản in lại của NXB Văn Học Hà Nội, LỜI BÌNH “HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH” CỦA THI SĨ XUÂN DIỆU (Trích trong “Chùa Hương – Tập thơ” cùa tỉnh Hà Sơn Bình, 1985) Mặt trời gác bóng cây xê xế Tản vân in đáy nước rành rành Chim trời mấy chiếc lênh đênh Cây mai thụ rập rềnh năm bảy lá… Đó là VŨ PHẠM HÀM, mà theo ý tôi, là người có những câu thơ hay nhất về cảnh HƯƠNG SƠN. Cái xúc cảm chi phối cả bài thơ, là cảm giác ‘lâng lâng’; mấy câu trên đây nói mây nổi ở dưới nước, chim nổi ở trong không khí, lá mơ bơi ở giữa không gian (do vì gió thổi); xuống dưới lại nói thêm cái ‘lâng lâng’: Gót in là biếc xanh xanh Lòng trần tục bỗng không, thanh thản nhẹ. Dưới nữa cũng ‘lâng lâng’: Cây xanh xanh mà đá cũng xanh xanh Xuống một núi lại trèo quanh một núi… Gần về cuối vẫn ‘lâng lâng’: Trong bụi dặm đàn chim thỏ thẻ Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ Lá vàng man mác ngẩn ngơ… Lá rập rềnh, lá man mác, rõ là lá ở trên khoảng trời thanh nhẹ: ở đây thực cũng như mộng, rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao, cho nên hỏi: “Cao chót vót mấy tòa cổ sái – Ấy chi chi nọ trái Thiên Trù”. Rồi lại hỏi: “Lá vàng man mác ngẩn ngơ – Tam quan đã mờ mờ đâu đó phải”. Những đoạn hay của bài thơ VŨ PHẠM HÀM đến bây giờ vẫn còn rất trẻ. Câu kết bài thơ: “Ai ơi chẳng đến cũng hèn”. Vô tình Tác giả nói một hoàn cảnh, một tâm lý của xã hội rằng: trong xã hội cũ, số người ngại khó, cho là đường đi chùa Hương gian nan vất vả quá (!) chẳng phải là ít đâu.

LỜI KẾT

-Nước ta có 3 Chùa Hương: Chùa Hương Tích Hà Tây thật ra chỉ là một “phiên bản” đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Tỉnh Phú Yên cũng có một chùa Hương nữa. -Vào thế kỷ 19, văn học nước nhà xuất hiện 2 bài hát nói “Hương Sơn phong cảnh ca” độc đáo của hai vị Thám hoa và Tiến sĩ triều Nguyễn. Thật là hi hữu là trong cùng khoa thi 4 (năm 1892) của vị vua yêu nước Thành Thái, đã xuất hiện Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm và Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh với hai bài thơ nôm tả cảnh Hương Sơn sáng giá nhất trong nền thơ ca Việt Nam. Xuân Diện khen bài hát nói dài nhất của Vũ Phạm Hàm là hay nhất về Hương Sơn. Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã làm rạng danh tộc họ PHẠM VŨ nói riêng và họ PHẠM VIỆT NAM nói chung. (Tham khảo: sách Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm, NXB Văn hóa-TT Hà Nội, 2009 và các sách báo khác)

PHẠM VŨ ĐỘNG

Các bài viết khác :