Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút danh, sinh ngày 14-1-1941 (mất năm 2007). Quê gốc: thị xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn nãm trong quân đội thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng. Khó vì giọng đùa đùa, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó. Kháng chiến chống xâm lược Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian khổ nhiều. Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi lụy, xót thương. Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng người. Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ hồi ấy. Nhiều người không vượt được. Phạm Tiến Duật vượt được, trước hết nhờ vào cái giọng đó:
Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.
Con gái thế thì đoảng quá: đêm ngủ không rửa chân, nằm mơ thì nói ông ổng. Đây lại là lời kể của cô bạn cùng đơn vị thanh niên xung phong nói với bạn trai của cô gái. Hại thế. Nhưng không, anh bạn nghe lại ứa nước mắt: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong một câu có tới ba động từ thương. Rửa chân trước khi đi ngủ là quyền lợi của mọi người trên mặt đất. Nhưng ở đây, để đòi được quyền lợi nhỏ bé đó có thể phải đổi cả mạng người. Phá bom là việc làm đối diện với cái chết, không ai nói tài được. Con người có phần tự vệ bản nãng nên phải hồi hộp lo âu. Nhưng vì lý tưởng, ý chí đã vượt lên bản năng, họ làm mà không sợ hãi. Đêm về, ý thức của vỏ não đã bị giấc ngủ ức chế, chỉ còn tiềm thức dưới vỏ não hoạt động, nỗi sợ hãi bản nãng trỗi dậy thành cơn mê hoảng. Đêm đêm mê hoảng nhưng sáng sáng lại ra mặt đường tiếp tục phá bom. Phẩm chất anh hùng cao cả đã thành nếp sống hàng ngày. Chất thơ chân thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác giả, chứ không phải từ thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên truyền. Giọng thơ Phạm Tiến Duật rất gần với câu nói thường ngày. Câu nói khác câu thơ là không du dương trau chuốt, nó thô mộc như chỉ có nhiệm vụ thông tin. Phạm Tiến Duật dùng chức nãng thông tin ấy mà tạo thơ. Ông đặt thông tin nọ cạnh thông tin kia, như ngẫu nhiên, như có sao nói vậy, không bình luận móc nối gì, mà thành ra tình cảm, ra nghĩa lý sự đời. Bài thơ Công việc hôm nay , viết khoảng nãm 1966- 1967, giống như vãn bản tinThông tấn xã:
Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng Về số máy bay rơi và tàu chiến cháy Nha Khí tượng, tin cơn bão tan Bộ Nông nghiệp, tình hình vụ cấy…
Trong những tờ trình Thủ tướng ký đọc trong đêm Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên Chính cái chất bản tin ấy đã tạo nên thơ: giữa bao nhiêu việc gấp gáp của đời sống chiến tranh, chúng ta vẫn dành sức lo cho lâu dài (bộ sử). Điều đó không chỉ là sự bình tĩnh mà còn là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Phạm Tiến Duật muốn để sự kiện tự nói. Ông tinh tế trong quan sát, lại giàu có khi liên tưởng nên mới bắt chi tiết tự nói được như vậy. Với Phạm Tiến Duật, chi tiết nào của đời cũng có thể thành thơ, từ độ cao vật lý bảy trãm mét, một nghìn mét, tám nghìn mét đến dáng vẻ các loài hoa, loài cây, rồi xe không kính, rồi xoong nồi xủng xoảng, rồi nằm ngửa nằm nghiêng… Đây là một bước tiến dài trong sự “tiêu hóa” của thơ. Đâu cứ phải mây gió trãng hoa mà tất tật, thượng vàng hạ cám của đời đi qua tâm hồn Phạm Tiến Duật đều thành thơ. Ông đã kế thừa truyền thống “tạp thực” của thơ đội viên kháng chiến chống Pháp và xa nữa là Tú Xương đầu thế kỷ. Vật liệu xây dựng nên bài thơ là việc thật của đời sống chiến tranh, còn nguyên lấm láp cát bụi chiến hào, không sơ chế tái chế gì, giọng thơ thì tếu, vui, nhưng cảm xúc lại là trữ tình thấm thía, tình cảm sâu và rộng:
Cũng vương tóc rối chân gà Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây Cũng quần áo ướt phơi dây Cũng gàu múc nước. Ô hay, cũng làng
Thắm một hình ảnh làng đến vậy là nỗi lòng người lính ở Trường Sơn những năm chiến tranh, khi mà không khí thanh bình làng quê xứ sở đã thành niềm xa lắc. Phạm Tiến Duật không trực tiếp nói nỗi lòng ấy nhưng người đọc lại thấy được rất rő. Đằng sau giọng thơ, cái lői cảm xúc này mới là chính yếu làm nên chất thơ chiến tranh Phạm Tiến Duật. Nhân vật thơ thường hòa vào tác giả. Ở Phạm Tiến Duật không, hoặc ít, phân biệt chủ thể, khách thể. Có lẽ khách chủ cũng đều là bộ đội nên họ dễ dàng thành một. Phạm Tiến Duật thật sự là người đã mở rộng phạm vi cái nên thơ, giúp thơ trực tiếp với đời sống và giúp đời sống trực tiếp bước vào thơ. Hà Nội, 3-11-2001 Vũ Quần Phương