Khu quần thể mộ cổ Gò Cây Quéo

Người đăng: phoipha, Ngày đăng: 19-07-2013, 7022 Views

Ngày 15 tháng 11 năm 2006, Ủy ban Nhân dân quận 2 cùng với Sở Văn hóa Thông tin, Sở Tài nguyên Môi trường khảo sát và đề xuất khoanh vùng bảo vệ khu mộ cổ Gò cây Quéo.

Tải bài nguyên cứu “MỘ HỌ PHẠM CẦN BẢO TỒN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ” – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ chỉ dẫn Khu quần thể mộ cổ Gò cây Quéo

Bản đồ chỉ dẫn Khu quần thể mộ cổ Gò cây Quéo

Khu mộ cổ Gò cây Quéo là một quần thể mộ tọa lạc tại khu phố 5, phường Bình Trưng Đông, quận 2. Quần thể mộ được lập hồ sơ di tích từ năm 2002 đến nay. Khu mộ gồm 17 ngôi mộ táng hợp chất cổ ô dước, 9 ngôi mộ uy nghi hình chữ nhựt, 02 ngôi mộ có tường bao quanh, có bình phong hướng án, sân tế và có các trụ đuốc thiên, chân mộ là bia đá non nước khắc chạm tinh tế bằng chữ Hán, cao trung bình 1,5m so với mặt ruộng. Quần thể mộ có 2 ngôi mộ cổ có từ thời Vua Gia Long 18 và Vua Tự Đức 4 là ngôi mộ ông Triệt Thanh Hầu Phạm Quang Triệt và mộ ông Phạm Duy Trinh.

Gò mộ trung tâm Gò Cây Quéo

Gò mộ trung tâm Gò Cây Quéo

Khu mộ trung tâm Gò Cây Quéo

Khu mộ trung tâm Gò Cây Quéo

Ngôi mộ thứ nhất:

Gồm 46 chữ Hán với nội dung “Mộ ông Triệt Thanh Hầu Phạm Quang Triệt, Thụy Đôn Mẫn, Tả Tham Tri Bộ Lại, Nước Hồng Việt. Con nuôi Quang Chiêm lập bia mộ năm Kỷ Mão-Gia Long thứ 18” Sách “Đại Nam Chánh Biên Liệt Truyện” “(Phạm Quang Triệt) tổ tiên người huyện Diên Phước Quảng Nam, sau đến ở Gia Định, là em họ Hình Bộ Thượng Thư Phạm Như Đăng. Triệt là người cương trực có học thuật. Năm Gia Long thứ 14 (1815) Thăng Lại Bộ Tả Tham Tri. Năm thứ 15 Sách lập Hồng Thái Tử (Minh Mệnh sau này) Triệt được phong làm Quan Phụng chiếu năm thứ 17 (1818) chết”. Sách “Đại Nam Thực Lục Chánh Biên” có ghi “Cuối năm 1794 Phạm Quang Triệt được thăng từ Cống Sĩ Viện lên Hàn Lâm Viện Thị Học theo sự bảo cử của Cơng Đồng (Đình thần). Đầu năm 1803 (Gia Long 2) được cử làm Phiên Trấn Dinh Ký Lục. Năm 1813 làm Lại Bộ Tả Tham Tri, lúc đó Lại Bộ Thượng Thư là Trịnh Hoài Đức, Hữu Tham Tri là Võ Thanh Trung”. Đại Thần Phạm Quang Triệt được phong tước “Hầu” (Triệt Thanh Hầu), tước đứng hàng thứ 2 trong 5 tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Ông từng giữ chức Tả Tham Tri Bộ Lại, bộ đứng đầu trong 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ , Binh , Hình, Công. Triệt Thanh hầu Phạm Quang Triệt có công lớn trong việc trợ giúp vua Gia Long thống nhất giang san, được đứng vào hàng “Khai quốc công thần” của triều đình Huế.

+ Ngôi mộ thứ 2:

Toàn bộ ngôi mộ gồm các kiến trúc: Cổng và bình phong tiền, ngôi mộ hình chữ nhựt, bình phong hậu, có tường bao xung quanh, kiến trúc ngôi mộ được xây dựng bằng hợp chất ô dước. Gắn chặt vào chân ngôi mộ là bia đá Non Nước khắc 52 chữ Hán với nội dung “Mộ Phạm Duy Trinh, thụy Trang Khải. Tả Tham Tri Bộ Binh, tuần phủ Bắc Ninh, hộ lý Tổng đốc Ninh nước Đại Nam. Con nuôi Quang Bạc lập bia mộ tháng 4 năm Tân Hợi (1851-Tự Đức thứ 4). Ngôi mộ táng họ Phạm đầu triều Nguyễn, có giá trị nghệ thuật kiến trúc và chất liệu xây dựng, là chứng tích lịch sử quý hiếm còn lại ở quận 2 và Thành phố Hồ Chí Minh về tiến trình người Việt mở nước, giữ nước ở phía Nam.

Các bài viết khác :