Thi nhân Hàn Mặc Tử- Tài hoa bạc mệnh

Người đăng: admin, Ngày đăng: 17-11-2012, 2580 Views

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-09-1912 tại làng Lệ Mỹ, thị xã Đồng Hới (nay là phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

Tổ tiên vốn họ Phạm, gốc ở Thanh Hoá. Ông cố tên là Phạm Chương, do có liên quan về quốc sự, gia đình bị truy nã nên người con là Phạm Bồi phải trốn vào Thừa Thiên rồi đổi họ Nguyễn và lập nghiệp tại làng Thanh Tân, huyện Phong Điền, cách Huế chừng 30 cây số về phía Bắc. Ông Nguyễn Văn Toản, thân sinh Hàn Mặc Tử là con trưởng của cụ Phạm Bồi. Lúc sinh Hàn Mặc Tử ông Nguyễn Văn Toản đang làm Chủ sự Sở Thương Chánh Nhật Lệ – Đồng Hới. Lớn lên, Hàn Mặc Tử theo cụ thân sinh đi nhiều nơi và theo học ở các trường Tiểu học Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Sa Kỳ (1924)… đến năm 1926, cụ thân sinh của Hàn Mặc Tử bị bệnh và mất ở Huế, Hàn Mặc Tử được mẹ cho học tiếp ở trường Pellevin – Huế. Năm 1930, Hàn Mặc Tử mới thôi học theo mẹ vào Quy Nhơn.

Hàn Mặc Tử có tất cả 6 anh chị em, trong đó người anh cả tên là Nguyễn Bá Nhân, hiệu Mộng Châu là một nhà thơ Đường luật. Cũng chính nhờ người anh cả mà đường học vấn của Hàn Mặc Tử không bị dở dang sau khi cha anh qua đời và cũng chính người anh đã dìu dắt Hàn Mặc Tử bước vào làng thơ.

Năm 15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ – Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân – Phong Điền – Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử.

Từ năm 1934, Hàn Mặc Tử làm báo ở Sài Gòn. Năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập ’’Gái quê’’ lừng danh và đây cũng chính là lúc anh phát hiện mình bị bệnh hủi. Một ’’fan’’ nữ mới 22 tuổi tên là Mai Đình do quá hâm mộ thi sĩ đã bỏ hết nhà cửa tự nguyện và Quy Nhơn chăm sóc cho Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử chết ở nhà thương Quy Hoà vào ngày 11-11-1940, khi ấy anh mới 28 tuổi.

Các bài viết khác :