Châu bản Triều Nguyễn là Di sản tư liệu của thế giới:
Chánh đội Thủy quân họ Phạm – Phạm Hữu Nhật
Đặt bia chủ quyềntại Hoàng Sa từ năm 1836
Một trong những sự kiện quan trọng để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là Châu bản triều Nguyễn đều khi rất rõ từ hơn 200 năm trước. Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua Minh Mệnh đã phê chuẩn tờ sớ của Bộ Công cử Chánh đội trưởng Thuỷ công Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi “xem xét, đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa”… đây là tờ sớ của Bộ Công mà nhà vua đã phê rõ ràng…
Sự kiện Châu bản triều Nguyễn vừa được Hội nghị toàn thể lần thứ VI của Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2014 (thuộc UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thế giới, một lần nữa khẳng định tổ tiên ta đã làm chủ và thăm dò, khai phá Hàng Sa từ những năm đầu thế kỷ XIX, từ dưới thời Minh Mệnh về sau.
Và, một trong những người đi thăm dò đầu tiên đó là Chánh đội trưởng Thuỷ công Phạm Hữu Nhật, quê tại xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Nay ta đến đền thời dòng họ Phạm (Văn) do ông Phạm Văn Đoàn, Trưởng phái Nhì Tập: “Phạm tộc thế thứ phổ hệ tiểu tôn biệt ký” còn ghi: “Thủy tổ tộc Phạm (Văn) tại xã An Vĩnh tên là Phạm Văn Tuệ, là thế hệ thứ tư của ông thủy tổ Phạm Văn Nghiêm ở tại làng An Vĩnh, nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, gốc ở Cao Bằng (Bắc Bộ), là một trong 6 vị tiên hiền của các tộc họ Phạm (Văn), Phạm (Quang), Võ (Xuân), Võ (Văn) tộc họ Lê và Nguyễn ra khai chiếm phía Tây phần đất Cù lao Ré, đặt tên phường An Vĩnh (nay là xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vào năm Hoàng Định thứ 13 (năm 1609).
Theo gia phả dòng họ Phạm (Văn) thì thủy tổ tộc Phạm (Văn) ở Cù lao Ré cùng bà Bùi Thị Toại sinh hạ thế hệ thứ hai gồm các ông bà: Phạm Văn Sỏi, Phạm Văn Kết… và bà Phạm Tiên Điều (bà Roi). Con cụ Phạm Văn Kết, tức Trùm Ký và bà Nguyễn Thị Khiết sinh hạ được 11 người con gồm 7 trai, 4 gái. Cụ trưởng là Phạm Văn Nhiên cùng bà Dương Thị Lãng sinh hạ được 5 người con gồm 1 nam, 4 nữ. Chánh đội trưởng Thuỷ công Phạm Hữu Nhật, theo văn tế húy là Phạm Văn Triều, là thế hệ thứ 4 của thủy tổ tộc Phạm (Văn) tại tỉnh Quảng Ngãi.
Theo các tư liệu quý này của Châu bản triều Nguyễn, thì trong Châu bản đề ngày 12-2 năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) của Bộ Công trình lên, Vua Minh Mệnh đã đồng ý cho đoàn thuỷ quân dưới sự chỉ huy của Chánh đội trưởng Thuỷ công Phạm Hữu Nhật đi cắm mốc đá chủ quyền tại Hoàng Sa. Tờ Châu bản này ghi rõ: “Các thuyền được phái đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 mộc bài (cột gỗ) mỗi cột dài 4-5 thước, dầy 1 tấc, khắc sâu dòng chữ to: Minh Mệnh thập thất niên. Năm Bính Thân, các viên cai đội thuỷ quân vâng mệnh đi Hoàng Sa khảo sát, đến đó thì cắm mốc đánh dấu. Hãy tuân mệnh”. Sau đó, Châu bản ngày 21-6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) cho biết: kết quả của Đoàn khảo sát Hoàng Sa năm 1938 đã khảo sát được 25 đảo, trong đó 13 đảo đã được khảo sát lần đầu.
Như vậy là trong lịch sử đã từng in đậm dấu chân của những người con đất Việt đã đến thăm dò, đánh các cột mốc chủ quyền khẳng định đất này, đảo nay là của triều Nguyễn, ngay từ đầu đời Minh Mệnh. Lúc này vua Nhà Thanh còn chưa biết gì về quần đảo này, và chưa từng một ai là người Trung Quốc đặt chân đến đây. Vậy nên Nhà cầm quyền Trung Quốc nay đưa cả một giàn khoan trị giá cả 01 tỷ USD (tương đương 22 nghìn tỷ VNĐ), để đi đến nhằm cắm xuống vùng mà nhà Nguyễn đã xác định, cắm mốc cách đây gần 2 thế kỷ. Trung Quốc muốn làm cái sự “đã rồi”… nghĩ rằng điều đó, cả thế giới còn khó chấp nhận nỗi – khi mà một pho tư liệu quý giá của triều Nguyễn đã được thế giới công nhận, trong đó có việc xác định chủ quyền Nhà Nguyễn từ gần 200 năm trước đây./.
Thạc sĩ Phạm Bá Nhiễu
ảnh: Mộ chiêu hồn Chánh đội Phạm Hữu Nhật ở huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi.