NHẠC SỸ PHẠM DUY

Người đăng: hien-yngoc, Ngày đăng: 08-08-2013, 3648 Views

pham duy 6Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm  Duy Cẩn  Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Đến khi 13 tuổi (1934) vào được lớp nhất, ông học giỏi lên dần, thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.

Năm 1936, vào học ở trường Thăng Long, một trọng điểm trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có Võ Nguyên Giáp, ông học cùng lớp với nhà thơ Quang Dũng.

Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay “Cô hái mơ”.Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, học thầy Tô Ngọc Vân, chung lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng… nhưng ông không có năng khiếu nhiều và không ham vẽ cho lắm. Thời kỳ này ông ca hát nhiều hơn là vẽ

Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi rất nhiều miền trên đất nước, từ Bắc chí Nam, khiến ông mở mang tầm mắt, ngoài ra tự nhiên cũng trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông… và nhất là nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết.

Sau đó ông khởi sự con đường âm nhạc của mình với việc trở thành ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi diễn lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.

Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó.

Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng.

Năm 1951, ông đem gia đình về Sài Gòn.

Năm 1953, ông qua Pháp học về âm nhạc, tại đây quen với giáo sư Trần Văn Khê. Về lại miền Nam, ông tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long. Nhạc Phạm Duy phổ biến rất rộng rãi ở miền Nam (mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng gọi là “bàng bạc khắp mọi nơi” thời bấy giờ). Thời gian này ông có những hoạt động trong ngành điện ảnh.

Từ sau 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California.

Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.

Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, lần đầu về thăm quê hương sau 25 năm lưu lạc, ông gặp gỡ nhiều bạn cũ ở Việt Nam.

9 giờ 45 ngày 17/5/2005, nhạc sĩ Phạm Duy đã về đến phi trường Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Ông đã nhiều lần về Việt Nam, nhưng đây là lần về rất đặc biệt: về ở hẳn.

Ngay khi xuông sân bay ông đã phát biểu với báo chí về chuyến trở về của mình với phóng viên như sau :

“Tôi có quyết định về Việt Nam từ năm 1988. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cho thế giới thấy một Việt Nam cởi mở như thế nào. Từ chuyện muốn về nước, nên tôi đã viết ca khúc Hẹn em năm 2000 và khi nhà tôi mất năm 1999, tôi không còn vướng bận chuyện gia đình nữa, càng thôi thúc tôi phải về hơn. Từ đó đến nay, tôi đã về 10 lần, những gì mắt thấy tai nghe đủ cho tôi quyết định về hẳn. Tôi đi nhiều nước, chưa có dân tộc nào yêu cuộc sống như dân tộc Việt Nam, quyến rũ cả người ngoại quốc. Đời sống của dân mình tôi thấy đã thay đổi hoàn toàn, ngay cả làng mạc nay cũng khang trang, sạch sẽ. Người nông dân tuy còn đi cày, nhưng trên bờ ruộng lại có chiếc Honda, không phải lội bộ như ngày xưa. “

Ông đã  mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa. Tính đến nay (tháng 8 năm 2007) đã có hơn 40 tác phẩm của Phạm Duy được phổ biến tại Việt Nam, tính cả các đoản ca trong “Trường ca con đường cái quan”.

 

Thế Phả Họ Phạm

Lúc còn nhỏ, gia đình tôi có một cuốn gia phả đặt trên bàn thờ. Gia phả viết bằng chữ nho, nếu tôi muốn tìm hiểu về gốc gác của mình thì ngay cả đến tên ông nội và bà nội, tôi cũng không biết. Và càng không dám hỏi mẹ hay anh chị về các bực tổ tiên, vì đó là chuyện báng bổ.

 

Suốt đời mình, tôi luôn luôn tìm mọi cách để tìm hiểu về gốc gác của mình thì vào tháng 5, 1989 tôi nhận được từ cụ Dã Lan, một chuyên gia về thế phả ở Saigon, một cuốn sách in bằng ronéo gọi là THẾ PHẢ HỌ PHẠM.

Cuốn sách này do một ông tổ họ Phạm, thuộc vào đời thứ 9, tên là Phạm Duy Đống, nho sinh thi đỗ Tam Trường Khoa Ất Mão về đời Hậu Lê soạn và do một ông khác là Phạm Duy Tân nhuận đính. Rồi được ông Phạm Hoằng Nghị viết lại tại xóm Đông Yên, huyện Thọ Xương vào năm Ất Tỵ (năm thứ 5 của đời vua Thiệu Trị).pham duy 1pham duy 2

phụ chép chuyền thứ mười chi thứ nhấtcụ duy thực là con chưởng cụ duy đống mà là anh chưởng cụ chung chực ta vậy cụ sinh hai là cụ duy kiêm cụ duy tíncụ duy kiêm sinh ông phán chưởng ông ba thuyên

cụ duy tín sinh ông văn như ông ba chi

con cháu về sau đó mà là chi thứ nhất ở chuyền thứ mười vậy

Và bây giờ được cụ Dã Lan cho in ra bằng chữ quốc ngữ.

Sách này có một bảng Sơ Đồ, nhưng cũng như trong phần viết, việc kê khai hậu duệ ngưng lại sau khi biết sơ sơ về hàng con cháu của cụ Phạm Duy Đống. Với cuốn sách và bảng Sơ Đồ của cụ Dã Lan này, tôi vẫn chưa tìm ra gốc gác của gia đình tôi.pham duy 3

Vào năm 1998, tôi nhận được từ các ông Phạm Tiếp, Phạm Văn Quý, hai người cùng dòng họ với tôi, hai Sơ Đồ ghi theo thế phả họ Phạm.

Một Sơ Đồ khởi sự từ cụ Phạm Duy Đống, trong đó có ghi rõ:

Cụ Phạm Duy Đống sinh ra cụ Phạm Duy Trác Cụ Phạm Duy Trác sinh ra cụ Toàn Dũng (cụ Dã Lan ghi là Rũng Toàn) Cụ Toàn Dũng (Rũng Toàn) sinh ra cụ Phạm Duy Vinh. Cụ Phạm Duy Vinh sinh ra cụ Phạm Duy Tốn… pham duy 4

Tuy rằng tôi có một thắc mắc vì trong bảng Sơ Đồ này không thấy có tên Phạm Duy Đạt nhưng tối thiểu tôi cũng biết được rằng : nếu cụ Phạm Duy Đống thuộc vào dòng họ thứ 9 thì cụ Phạm Duy Tốn thuộc vào dòng họ thứ 13.

Tôi biết thêm được rằng cụ tổ đời thứ nhất của họ Phạm là cụ Phạm Qúy Công và cho đến đời cụ tổ thứ 10 là cụ Duy Trác thì cụ này có ba người con là : Duy Bài, Duy Tân và Duy Thuần.

Phạm Qúy

Từ ba người con này, chỉ có cụ Duy Bài là có gia phả ghi lại tên các con cháu cho tới bây giờ. Hai ông Phạm Tiếp, Phạm Văn Quý là họ Phạm đời thứ 16 và thuộc vào dòng dõi cụ Duy Bài. Ông nội tôi có thể thuộc dòng dõi của cụ Duy Tân hay cụ Duy Thuần…  pham duy 5

Và tôi biết tôi là họ Phạm đời thứ 14.

Suốt đời mình, tôi luôn luôn tìm mọi cách để tìm hiểu về gốc gác của mình thì bây giờ, nhờ việc tôi trở vể quê hương sau 30 năm sống ở nước ngoài, qua cuộc đi tìm mồ mả gia tiên, nhất là được người trong làng trong họ còn giữ được những tài liệu vể thế phả, tôi biết chắc chắn tôi xuất sinh từ một vị tổ của tôi là Phạm Duy Đống nho sinh thi đỗ Tam Trường Khoa Ất Mão nghĩa là từ thời Hậu Lê.

Tôi không còn những giờ phút khắc khoải về tông tích gia đình nữa và tin tưởng sẽ có một ngày có người trong họ Phạm sẽ giúp tôi tìm thêm cái khâu giữa ông nội tôi là Phạm Duy Đạt và những vị tiền bối.

( Theo Phạm Duy từ website : phamduy2011.com )

 

NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY :

Gánh lúa (Phạm Duy)

Trình bày: Ái Vân |

 

Đố ai (Phạm Duy)

Trình bày: Ý Lan & Vũ Khanh |

 

Phố Buồn (Phạm Duy)

Trình bày: Thanh Thúy |

 

Tìm nhau (phạm Duy)

Trình bày: Tuấn Ngọc |

 

Tình ca (Phạm Duy)

Trình bày: Thái Thanh |

 

Ngậm Ngùi – Phạm Duy

Trình bày: TTV |

 

Đêm xuân (Phạm Duy)

Trình bày: Lệ Thu |

 

Đố ai (Phạm Duy)

Trình bày: Ý Lan & Vũ Khanh |

 

Nương chiều (Phạm Duy)

Trình bày: Ái Vân |

 

Tôi biết (Phạm Duy)

Trình bày: Duy Quang |

 

Ru con (Phạm Duy)

Trình bày: Thái Thanh

 

Tuổi ngọc (Phạm Duy)

Trình bày: Mắt Ngọc |

 

Đố ai (Phạm Duy)

Trình bày: Như Quỳnh |

 

Nương chiều (Phạm Duy)

Trình bày: Vũ Trụ & Hồ Đăng Long (Violin-Piano) |  |Nhạc Không Lời

 

Xuân Thì (Phạm Duy)

Trình bày: Thúy Hồng |

 

Nương chiều (Phạm Duy)

Trình bày: Quỳnh Giao |

 

Phố Buồn (Phạm Duy)

Trình bày: Thúy Hồng |

 

Tình Cầm (Phạm Duy)

Trình bày: Tuấn Ngọc |

 

Người về (Phạm Duy)

Trình bày: Ái Vân |

 

Kỷ niệm (Phạm Duy)

Trình bày: Thái Thanh |

Các bài viết khác :