Thông báo cuộc hop 4.3.2018

Người đăng: Khôi Pham Văn, Ngày đăng: 01-10-2016, 3084 Views

CHUYÊN MỤC 20 NĂM LÀM VIỆC HỌ – Kỳ II
QUÁ TRÌNH 20 NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM VIỆT NAM
(1996 – 2016)
(tiếp theo)
II. THỜI KỲ BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
(2002 – 2011)
Ngày 31-5-2002, Ban Liên lạc các dòng họ Phạm tại Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp quan trọng bàn việc đẩy mạnh hoạt động việc họ lên một bước mới. Trên cơ sở tổ chức làm việc họ đã phát triển ra nhiều nơi trên cả nước, cuộc họp quyết định đổi tên gọi chính thức tổ chức của mình là Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.
Cuộc họp này đã cử ra Ban Liên lạc Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam (khoá III). Bộ phận Thường trực gồm có:
– Trưởng ban: TSKH Phạm Khắc Di
– Phó trưởng ban thương trực: Đại tá Phạm Vũ Thuyên
– Phó trưởng ban: KS Phạm Đình Nhân
– Tổng thư ký: PGS, TS, Đại tá Phạm Hồng …
Thời kỳ Ban Liên lạc Họ Phạm VN là thời kỳ phát triển toàn diện tổ chức và hoạt động việc họ, thể hiện trên các mặt sau:
1.VỀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO, PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC: Hoạt động việc họ phát triển rộng khắp cả nước. Nhiều địa phương có phong trào sôi nổi, hình thức phong phú, thiết thực, thu hút đông đảo bà con tham gia, đã thành lập hàng loạt các Ban Liên lạc Họ Phạm tại địa phương.
Ban Liên lạc Họ Phạm VN đã liên tục hàng năm tồ chức các cuộc gặp mặt đại biểu Họ Phạm toàn quốc:
Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ VII họ Phạm Việt Nam được tổ chức vào ngày 16-11-2002 tại Hà Nội. Về dự Cuộc họp mặt này có trên 300 đại biểu
Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ VIII họ Phạm Việt Nam được tổ chức ngày 21-02-2004 tại Thành phố Đà Nẵng.
Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ IX họ Phạm Việt Nam được tổ chức vào ngày 30-4-2005 tại thành phố Quảng ngãi.
Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ X họ Phạm Việt Nam được tổ chức vào ngày 13-8-2006, tại Đình Ngoài xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, nhân ngày giỗ Danh tướng Phạm Tu – Thượng thuỷ tổ của họ Phạm Việt Nam. Về dự Cuộc họp mặt này có hơn 600 đại biểu của các địa phương,
Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XI họ Phạm Việt Nam, được tổ chức tại thành phố Thái Bình, trong hai ngày 18 và 19-8-2007. Về dự Cuộc họp mặt này có 1018 đại biểu, đại diện cho các chi phái dòng họ Phạm trong toàn quốc (không kể lái xe, và các nhân viên phục vụ Cuộc họp mặt). Đông nhất là đoàn đại biểu họ Phạm tỉnh Thái Bình (398 vị), rồi đến Đoàn đại biểu họ Phạm tỉnh Hưng Yên (129 vị), Đoàn đại biểu họ Phạm thành phố Hải Phòng (117 vị), Đoàn đại biểu họ Phạm tỉnh Hải Dương (57 vị), Đoàn đại biểu họ Phạm thành phố Hà Nội (53 vị), Đoàn đại biểu họ Phạm tỉnh Quảng Ninh (50 vị), Đoàn đại biểu họ Phạm tỉnh Ninh Bình (42 vị), Đoàn đại biểu họ Phạm tỉnh Hà Tây (18 vị), vv…
Cuộc họp mặt toàn quốc lân thứ XII họ Phạm Việt Nam được tổ chức tại Khách sạn Sông Nhuệ, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ngày 24-8-2008 là một Hội nghị chuyên đề bàn về tổ chức việc họ, đã kiểm điểm 12 năm hoạt động của Ban Liên lạc và đề ra nhiều chủ trương quan trọng.
Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ XIII họ Phạm Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Ninh Bình, ngày 29-8-2010 (đúng vào ngày Giỗ Thượng thuỷ Tổ của Họ Phạm Việt Nam, 20 tháng Bảy năm Canh Dần). Về dự Cuộc họp mặt có hơn 1500 đại biểu từ nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Đây là một Cuộc họp mặt có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, ngoài dự kiến của Ban tổ chức họp mặt.
Các cuộc gặp mặt hàng năm là dịp thu hút đông đảo bà con biết đến và tham gia hoạt động việc họ. Hai cuộc gặp mặt ở miền Trung (cuộc gặp mặt lần thứ VIII và lần thứ IX) có tiếng vang lớn, phát triển tổ chức việc họ từ phía Bắc vào phía Nam. Đặc biệt các dòng họ sinh sông ở phía Nam vốn có nguồn gốc từ phía Bắc di cư vào miền Trung trong quá trình mở cõi mấy trăm năm nay, tấm lòng luôn đâu đấu nhớ về cội nguồn, mong mỏi được kết nối với các dòng họ lâu đời ở phía Bắc. Vì vậy, họ rất nhiệt tình tham gia tổ chức làm việc họ. Đặc biệt, 2 cuộc gặp mặt lần thứ XI và XIII, cả hàng ngàn người tham dự, thể hiện khát vọng của bà con hướng về cội nguồn, tình cảm đồng tộc mãnh liệt và sức sống dồi dào của phong trào, cũng là thể hiện sự trưởng thành và uy tín to lớn của Ban Liên lạc Họ Phạm VN.
Mỗi lần họp mặt, Ban Liên lạc đều củng cố, kiện toàn nhân sự, thay đổi một số vị già yếu hoặc không có điều kiện tham gia, đông thời bổ sung những người tâm huyết và có khả năng, điều kiện vào gánh vác việc họ. Đã 3 lần có thay đổi lớn về nhân sự, gọi là Ban Liên lạc Toàn quốc Khoá IV, Khóa V và Khóa VI.
Ban Liên lạc Toàn quốc Khóa IV gồm 59 Uỷ viên. Bộ phận Thường trực gồm 8 vị:
Phạm Khắc Di, trưởng ban
Phạm Vũ Thuyên, Phó Tưởng ban phụ trách Tổ chức
Phạm Đình Nhân, Phó trưởng ban kiêm Trưởng Ban Tài chính
Phạm Đạo, Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Biên tập Trang tin điện tử…
BLL Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam khoá V gồm 56 Ủy viên. Bộ phận Thường trực có 12 vị:
Trưởng Ban kiêm Tổng biên tập Trang tin điện tử hophamvietnam.org: PGS, TS Phạm Đạo
Phó Trưởng ban thường trực: TS Phạm Vũ Quất
Phó Trưởng ban kiêm Trưởng ban Tài chính :KS Phạm Đình Nhân.
Phó Trưởng ban kiêm Tổng biên tập Bản tin nội tộc: Nhà báo Phạm Cầu
Tổng thư ký: ThS Phạm Đình Điểu…
BLL Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam khoá VI gồm 74 Ủy viên. Bộ phận Thường trực có 13 vị:
Trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam kiêm Tổng biên tập Trang thông tin điện tử hophamvietnam.org: PGS, TS Phạm Đạo.
Phó trưởng ban Thường trực kiêm Trưởng ban Tài chính: KS Phạm Đình Nhân.
Phó trưởng ban phụ trách Thông tin tư liệu: Nhà báo Phạm Cầu.
Phó trưởng ban kiêm Tổng thư ký: Đại tá Phạm Văn Dương…
Ban Liên lạc Toàn quốc các Khóa đều tập hợp được những người có tâm huyết, đại diện rộng rãi cho các dòng họ Phạm, các Ban Liên lạc họ Phạm địa phương trong cả nước, có khả năng tổ chức và vận động quần chúng làm việc họ theo 2 nội dung lớn:
Một là Hướng về cội nguồn: Nghiên cứu và tuyên tryuền, phát huy truyền thống tốt đẹp của Họ Phạm Việt nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, biên soạn và phát hành nhiều tài liệu, sách báo về các Danh nhân họ Phạm có nhiều đóng góp cho đất nước từ xưa đến nay, các gương sáng người họ Phạm trên mọi mặt của đời sống xã hội. Thu thập tài liệu, gia phả, nghiên cứu nguồn gốc dòng họ, giúp các dòng họ tìm về tổ tiên, tục biên gia phả, kết nối các dòng họ có chung tiên tổ, tổ chức tôn tạo nhà thờ họ, mồ mả tổ tiên v.v…
Hai là Hoạt động xã hội: Hướng dẫn các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương giúp nhau làm ăn, xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các gia đình khó khăn, cùng giáo dục con cháu, khuyến học khuyến tài v.v…
Tham gia các Ban Liên lạc có nhiều người đi sâu nghiên cứu và có hiểu biết về Lịch sử, Văn hóa dân gian, có khả năng làm báo, viết sách, biên tập, xuất bản… như các ông Phạm Sỹ, Phạm Huy Khánh, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng, Phạm Cầu, Phạm Hông Vũ, Phạm Văn Dương…, các bà Phạm Kim Chi, Phạm Thị Thúy Lan v.v…
Trong các Ban Liên lạc có tổ chức các Ban chuyên trách về từng mặt công tác như Thông tin – Kết nối dòng họ, Tộc phả – Tư liệu dòng họ, Ban Tài chính, Ban Lễ tân- Hành hương- Khánh tiết, Ban Văn hóa -Xã hội, khuyến học …
(còn tiếp)
PHẠM VĂN DƯƠNG.

pvd-4
Ảnh 1: Các đại biểu dự cuộc gặp mặt lần thứ IX tại Quảng Ngãi đến thắp hương Nhà thờ dòng họ Phạm Công (dòng họ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).

pvd-5
Ảnh 2: Toàn cảnh cuộc gặp mặt lần thứ XI tại Thái Bình.

pvd-6
Ảnh 3: Cuộc gặp mặt lần thứ XIII tại Ninh Bình có số người tham dự kỷ lục, trên 1500 đại biểu

Các bài viết khác :