CẨM NANG XÂY DỰNG VÀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM CÁC TỈNH THÀNH, QUẬN HUYỆN

Người đăng: phoipha, Ngày đăng: 08-08-2014, 193231 Views

Tải file cẩm nang xây dựng và thành lập Hội Đồng Họ Phạm các Tỉnh Thành, Quận Huyện.

Mời Tải File Cẩm nang  nhận diện Họ Phạm Việt Nam mới nhất tại đây :Quy che to chuc hoat dong cua hoi dong ho pham tphcm

Hội Đồng Họ Phạm TP.Hồ Chí Minh & Các tỉnh Phía Nam

Số 6, đường Phan Bội  Châu , P. Bến Thành, Q1, HCM

ĐT: 08. 382 92178

Email:hd@hophamtphcm.org Website: www.hophamtphcm.org

************************************

SỔ TAY HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM CÁC TỈNH THÀNH, QUẬN HUYỆN

———————-

Phần I NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỌ PHẠM VIỆT NAM

  1. Lá Cờ Truyền Thống

Mẫu gốc của cờ xin vui lòng download về tại trang hophamtphcm.org Từ năm 2003, Thường trực BLL họ Phạm VN (nay là Hội đồng Toàn quốc họ Phạm VN) đã trưng cầu ý kiến rộng rãi bà con họ Phạm cả nước và đã quyết định mẫu lá cờ họ sử dụng thống nhất trong cả nước, trong các sinh hoạt việc họ. Có thể coi lần xuất hiện chính thức đầu tiên là lá cờ lớn treo tại Cuộc gặp mặt đại biểu họ Phạm Toàn quốc  lần thứ VIII tại Đà Nẵng ngày 21.2.2004. Từ đó đến nay, lá cờ này dã sử dụng rộng rãi từ Nam đến Bắc, từ đất liền đến hải đảo và trở thành thiêng liêng đối với mỗi người họ Phạm. A. Về ý nghĩa lá cờ:  

Lá Cờ Truyền Thống Họ Phạm

Lá Cờ Truyền Thống Họ Phạm

        Cờ Họ Phạm cũng giống như bất cứ lá cờ Chủ (cờ Đại, cờ Soái…) nào trong các lễ hội, các đền thờ trong cả nước khắp Bắc Trung Nam, từ đất liền đến hải đảo, từ vùng sâu vùng xa đến các trung tâm lớn, từ Lễ hội một làng đến lễ hội cả vùng, cả nước (Lễ hội đền Hùng Phú Thọ, Đền Trần Nam Định, Đền Vua Đinh, Vua Lê Ninh Bình, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn…). Đây là lá cờ ngũ sắc truyền thống của Dân tộc ViệtNamcó từ đời Hùng Vương: 1- Hình vuông tượng trưng cho đất nước, nền đỏ tươi sáng, chủ về Phương Nam,  lại trùng với màu cờ Tổ quốc, các khung viền có đủ các màu, bố trí hài hoà, đẹp mắt. Ngoài cùng có tua hình ngọn lửa đỏ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. 2- Chính giữa có thêu chữ “Phạm” bằng chữ nho, tương đương như chữ “Trần”, chữ “Thiên Phúc”… Việc dùng chữ nho là chữ tượng hình, như một hình vẽ biểu trưng, đẹp và cân đối. Chúng ta không nên băn khoăn coi là chữ ngoại bang vì tổ tiên ta đã sáng tạo ra chữ Nôm từ mẫu chữ Hán, trong đó có nhiều chữ trùng với chữ Hán nhưng ta đọc theo âm Hán – Việt và gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền, không đọc theo âm Bắc Kinh của Trung Quốc, ngoài ra còn nhiều chữ Nôm không trùng với chữ Hán mà là sự lắp ghép các chữ Hán và đọc theo âm thuần Việt., người Trung Quốc không có. Chữ “Phạm” ta thêu trên cờ có thể coi là chữ Nôm, đọc là “PHẠM” chứ không phải là chữ Trung Quốc đọc theo âm Bắc kinh là “‘PHAN”. Chính tổ tiên sinh ra chúng ta đã tự viết họ của mình bằng chữ này. Nếu thay bằng chữ Quốc ngữ thì không phải là tượng hình, khó “vẽ” cho đẹp, nghiêm trang. Vả lại, chữ Quốc ngữ cũng là mượn từ mẫu tự La tinh của Châu Âu để sáng tạo ra, có khác chi mượn mẫu chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm? B. Tuy nhiên, trong quá trình may đo, nơi này nơi khác có thể có những chi tiết, kích thước, tỉ lệ… chưa thật “chuẩn”. Những lá cờ đã may, đang dùng không cần may lại, nhưng khi may mới, cần thống nhất theo các quy định chi tiết như sau: 1. Kích thước: Cờ hình vuông, lấy kích thước cạnh hình vuông trong cùng (nền cờ) làm chuẩn (100%) thì kích thước các chi tiết là: – Chữ “Phạm” chính giữa viết vuông vắn, có cạnh bằng 60% cạnh của nền cờ. – Ba khung viền xung quanh nền cờ, độ rộng mỗi khung bằng 10% cạnh của nền cờ. – Ngoài cùng có khung + ngọn lửa, độ rộng khung như các khung trong, ngọn lửa cao bằng 20% cạnh của nền cờ, ngọn lủa thấp bằng 10% cạnh của nền cờ. 2. Màu sắc: – Nền cờ màu đỏ tươi như màu cờ Tổ quốc – Chữ “Phạm” màu vàng như màu sao vàng trên cờ Tổ quốc – Khung viền trong cùng màu Trắng (tinh khôi) – Khung giữa màu xanh đậm (xanh nước biển, lam…) – Khung ngoài màu xanh lục (xanh lá mạ, lá cây non…) – Khung  + ngọn lủa ngoài cùng màu đỏ như màu nền cờ. (Lấy ví dụ lá cờ có cạnh nền 1m thì  chữ “Phạm” mỗi bề 60cm, độ rộng 3 khung viền mỗi khung 10cm, khung + ngọn lửa 30 cm, toàn bộ bề rộng cờ tính đến mép ngoài cùng sẽ là 2,2m.

  1. Ý nghĩa Logo Họ Phạm Việt Nam

Mẫu gốc của logo xin vui lòng download về tại trang hophamtphcm.org

Logo Họ Phạm Việt Nam

Logo Họ Phạm Việt Nam

Logo họ Phạm hình chữ nhật có kích có 4/3. Viền màu nâu thiên về đỏ. Nền màu vàng. Cây cổ thụ màu xanh lục tượng trưng cho dòng họ ta phát triển không ngừng như một cây đại thụ cành lá xum xuê xanh tốt, gợi cho mỗi người chúng ta nhớ đến cội nguồn, đến gốc rễ của dòng họ. Chữ “Phạm” tượng hình lấy tù chữ Nho (范(*),chữ Hán) ở giữa màu đỏ cờ (màu vàng của nền và màu đỏ của chữ Phạm chính là 2 màu của Quốc kỳ). Việc lấy chữ Phạm thể hiện bằng chữ Nho này biểu thị sự tôn trọng văn tự của cha ông ta ngày xưa. Điều này không có nghĩa là dòng họ Phạm ta từ Trung Quốc chuyển sang và cũng không phải Thủy tổ của họ Phạm Việt Nam là người Trung Quốc. Bên dưới có dòng chữ quốc ngữ HỌ PHẠM VIỆT NAM. (*) Việc thiết kế Logo các nhà đồ họa có thể lấy một hình vẽ, một hàng chữ, một biểu tượng nào đấy. Ở đây chúng ta lấy biểu tượng ấy là một chữ Phạm có nguồn gốc chữ Nho(chữ Hán) là một sự thường tình. Để những người không biết chữ nho dễ nắm được biểu tượng chữ Phạm ( 范 ) ông Phạm Đạo đã căn cứ vào một truyền thuyết bên Trung Quốc diễn tả bằng một bài thơ như sau: CHỮ PHẠM Một tộc người di trú tới ven sông Nước đã cạn khô cỏ cháy trên đồng Chẳng quản nắng mưa đồng lòng hiệp sức Sông Dĩ hiền hòa đã được khai thông Cơm chan mồ hôi, nhường nhau tấm áo Để lúa ngô khoai xanh tốt trên đồng Tộc người ấy lấy họ mình là Phạm Bộ Thảo đầu (1) sông Dĩ (2) nước (3) mênh mông (1) bộ Thảo (艹), (2) chữ Dĩ (已), (3) bộ Thủy (水, 氵). Chữ Phạm 范 gồm bộ “Thảo” ở trên đầu; bộ “Thủy” ở bên trái và chữ “Dĩ” ở bên phải ——————————————————————————————-

  1. Mẫu con dấu của Hội Đồng Họ Phạm các cấp

Mẫu gốc con dấu xin vui lòng download về tại trang hophamtphcm.org Ngày 7.5.2012, Thường trực Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam đã họp thường kỳ bàn bạc, quyết định về mẫu dấu, mẫu cờ và mẫu logo họ Phạm sau khi đã đổi tên Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam thành Hội đồng Họ Phạm Việt Nam. Thường trực HĐTQ thấy rằng tổ chức của Hội đồng Họ Phạm VN đã có quy mô rộng cả nước, có hệ thống ngành dọc chặt chẽ theo 5 cấp, do đó cần quy định thống nhất mẫu dấu của các Hội đồng các cấp.           Nguyên tắc chung là: Dấu hình chữ nhật, kích thước 2,7 x 4,4 cm, khung là 1 đường viền. Nội dung gồm 3 dòng  chữ quốc ngữ in hoa. Dòng trên cùng là tên “Cơ quan cấp trên”, cách một đường kẻ ngang, 2 dòng dưới là tên cơ quan có dấu. Dòng đầu chữ nhỏ hợn, 2 dòng dưới chữ bằng nhau. Dấu Hội đồng toàn quốc có 3 dòng. Dòng trên là “Họ Phạm Việt Nam”, dòng giữa là “Hội đồng”, dòng dưới là “Toàn quốc”. Dấu cấp trực thuộc Hội đồng Toàn quốc có 3 dòng: dòng đầu là “Hội đồng họ Phạm Việt Nam”. Dòng thứ 2 của Hội đồng họ Phạm tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ là  “Hội đồng họ Phạm”. Dòng thứ 3 là “tỉnh (thành phố)…”. Dấu của Hội đồng Dòng họ Phạm Xá thì dòng 2 là “Hội đồng dòng họ”, dòng 3 là tên dòng họ. Dấu của Bản tin, Quỹ TLV, CLB… thì dòng 2 và 3  ghi tên tổ chức. Dấu cấp quận, huyện và tương đương thì dòng đầu là “Hội đồng họ Phạm tỉnh (thành phố)…”. Dòng thứ 2 là “Hội đồng họ Phạm”, dòng thứ 3 là “Huyện (quận)…” Cấp xã, phường nếu có làm dấu thi dòng đầu là “Hội đồng họ Phạm huyện (quận)…”. Dòng 2 vẫn là “Hội đồng họ Phạm”, dòng 3 là “Xã (phường)…” Những tổ chức, địa phương nào có tên dài nhiều chữ cái thì có thề viết tắt các chữ sau: HĐ = hội đồng, TP = thành phố, T = tỉnh, H = huyện…        

  1. Mẫu con dấu của Hội Đồng Họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh
  1. Mẫu con dấu Hội Đồng Họ Phạm các cấp:
Mẫu con dấu Họ Phạm các cấp

Mẫu con dấu Họ Phạm các cấp

  1. Đôi nét về Họ Phạm Việt Nam (Tổng hợp từ nhiều nguồn)

A. VÀI NÉT VỀ HỌ PHẠM VIỆT NAM 1. Họ Phạm Việt Nam có từ bao giờ?  Họ Phạm Việt Nam xuất hiện đồng thời với các họ khác trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng mấy ngàn năm. Ban đầu họ là tên gọi của một cộng đồng dân cư sinh sống trên một đia bàn nhất định (có khi đặt tên theo địa danh) Có phải họ Phạm Việt Nam từ Trung Quốc sang không? – Điều này chưa được khẳng định. Vì quá trình lịch sử hợp cư có thể có họ Phạm từ Trung Quốc sang cũng có thể là ngay tại bản địa. Theo truyền thuyết, có một người con rể của vua Hùng là người họ Phạm.Một số mộ cổ ở Quảng Ninh, Thái Bình có ghi là “Phạm Công” có cách đây trên 2 ngàn năm. Phạm Công không phải là tên của một người nào đó là một cách xưng hô tôn trọng như : ông, ngài thời nay Theo sử sách (Đại Việt sử ký toàn thư) và các sắc phong còn lưu tại đền thờ Phạm Tu thì người được lịch sử ghi chép rõ ràng: Thân phụ của Phạm Tu là Phạm Thiều quê ở thôn Vực Mụ, xã Thanh Liệt, phủ Thường Tín Thân mẫu của Phạm Tu là Lý Thị Trạch cùng quê thân phụ Phạm Tu Phạm Tu sinh ngày Mùng Mười tháng Ba năm Bính Thìn (476). Phạm Tu mất ngày Hai mươi tháng Bẩy năm Ất Sửu (545). Phạm Tu là vị khai quốc công thần thời Tiền Lý: Nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là nhà nước độc lập đầu tiên của Việt Nam. Với cương vị là người đứng đầu Ban Võ (tương đương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ). Đền thờ tại Đình Ngoại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Như vậy Phạm Tu là người họ Phạm đầu tiên được ghi rõ ràng trong chính sử nên BLL họ Phạm Việt Nam tôn vinh cụ là một trong những Thượng thủy tổ của họ Phạm Việt Nam. Vì hiện nay còn có nhiều dòng họ Phạm khác như họ Phạm ở Kính Chủ Hải Dương, Họ Phạm Hồng Ất ở Hưng Yên, Phạm Nhữ Tăng ở Quảng Nam Đà Nẵng, v…v… Phạm Ngũ Lão, một danh tướng thời nhà Trần nhiều người biết đến là hậu duệ đời thứ 25 của Phạm Tu Họ Phạm là lương đống của xã tắc 2. Trước thế kỷ thứ XIX: Sử sách còn lưu danh rất nhiều danh nhân dòng họ Phạm trên mọi lĩnh vực chỉ xin lược qua (chưa thật đầy đủ) và lấy mốc từ cuối thế kỷ thứ XIX trở về trước.

  • Về các danh tướng: Phạm Tu (476-545), Phạm Bạch Hổ, Phạm Cự Lượng, Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Phạm Nhữ Tăng, Phạm Văn Xảo, Phạm Vấn, Phạm Đốc, Phạm Đình Trọng, …
  • Về các văn thần có: Phạm Công Bình, Phạm Sư Mạnh, Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ, Phạm Công Trứ, Phạm Gia Mô, Phạm Khiêm Ích, Phạm Phú Thứ, …
  • Các Sử gia: Phạm Công Trứ, Phạm Đình Toái, Phạm Thận Duật, …
  • Các nhà giáo nổi tiếng: Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị, Phạm Huy Lượng, Phạm Quí Thích, …
  • Ông tổ nghề dệt chiếu: Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
  • Các bậc văn thân chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX: Phạm Thận Duật, Phạm Hy Lượng, Phạm Nhữ Xương, Phạm Bành, Phạm Văn Nghị, Phạm Văn Ngôn, …
  • Về các tác gia Hán – Nôm: Tính đến cuối thế kỷ XIX có 41 tác gia họ Phạm, mà người sớm nhất là Thiền chiếu Thiền sư họ Phạm (1203)
  • Về khoa cử: họ Phạm có 216 vị trong tổng số 2896 người đỗ đại khoa (từ Phó bảng trở lên) trong cả nước chiếm tỷ lệ 7,45% trong đó có 3 Trạng nguyên, 5 Bảng nhãn, 4 Thám hoa. Trong số 5232 người đỗ cử nhân triều Nguyễn có 369 vị họ Phạm chiếm tỷ lệ 7.05%; Trong đó có 14 vị đỗ Giải nguyên (đỗ đầu khoa),18 vị Hương á (đỗ thứ nhì).

b. Từ thế kỷ thứ XIX đến nay. + Trước cách mạng tháng 8: Rất nhiều người họ Phạm tham gia phong trào Cần vương chống Pháp. Một người nổi tiếng đó là Phạm Thế Hiển (đã có tên đường tại Tp. HCM) + Từ Cách mạng tháng 8 đến nay: – Về chính trị, quân sự, ngoại giao: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố Thủ tướng Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hàm bộ trưởng có Phạm Văn Trà, Phạm Quang Nghị, Phạm Văn Cương (Nguyễn Cơ Thạch), v.v. … – Về kinh tế, Khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội: Có rất nhiều người họ Phạm được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sỹ nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có rất nhiều nhà thơ nhà văn, nhạc sỹ nổi tiếng như: Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Giáo sư viện sỹ Phạm Huy Thông, Phạm Duy, Phạm Tuyên, Phạm Tiến Duật, Phạm Thế Hệ (Vũ Bão), … Đặc điểm của họ Phạm Việt Nam a. Là một dòng họ có dân số trung bình đứng thứ 5 sau các họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần,… Dân số chiếm khoảng trên 5 triệu người (số này chưa chính xác. Phân bố trên hầu hết các tỉnh thành Việt Nam (chúng tôi đang lập bản đồ dòng họ) b. Từ xưa đến nay không có ai làm vua nên ít có sự biến đổi chỉ có một vài họ chuyển sang như họ Mạc chẳng hạn c. Có khoảng mười bà mẹ họ Phạm sinh ra vua: Phạm Thị Uyển – hoàng hậu của Mai Hắc Đế (?-722), mẹ Mai Thiệu Đế; Phạm thị – một trong 5 hoàng hậu của Lê Đại Hành; Phạm Thị Ngọc Dung sinh ra Ngô Xương Xí – Sứ quân thứ nhất trong 12 sứ quân (thế kỷ X);  Phạm Thị Ngà sinh ra vua Lý Công Uẩn(1009); Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra vua Lê Thái Tông (1434 -1442); Phạm thị Thái, Hoàng Thái hậu thời Mạc Phúc Nguyên; Phạm Thị Ngọc Hậu sinh ra vua Lê Huyền Tông (1663 – 1671); Vợ vua Quang Trung họ Phạm sinh ra vua Nguyễn Quang Toản niện hiệu là Cảnh Thịnh (1793 – 1802); Phạm Thị Hằng sinh ra vua Tự Đức; Phạm Thị Nhờn mẹ vua Hàm Nghi. Bài tham khảo thêm trên Wikipedia Hiện nay  ở Việt Nam có 6 dân tộc có người mang Họ Phạm: * – 1 / 165 họ của người Kinh, * – 1 / 11 họ của người Mường, * – 1 / 11 họ của người Tày, * – 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa, * – 1 / 49 họ của người Việt gốc Khme * Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm. Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là “Lương đống của xã tắc” Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu – khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp(543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544) Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như : * – Nam Hải Đại Vương Phạm Hải , và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục * – Tướng quân Phạm Gia – tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức * – Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng) Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,… Các dòng họ Phạm – Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương. Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hoá). Từ Thanh Hoá lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, … mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV). Đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, người họ Phạm định cư ở nhiều nước trên thế giới —————————————————————————————–

5.           Đôi nét về Hội Đồng Họ Phạm TP. Hồ Chí Minh

a.     Quá trình hình thành và phát triển

Ở thành phố đã xuất hiện nhiều Ban liên lạc (BLL) hoặc Hội đồng gia tộc (HĐGT) của nhiều chi họ Phạm nhưng chưa liên kết được với nhau. Đầu năm 2003 BLL họ Phạm Thành phố cũng đã được thành lập do TS Phạm Khắc Kỷ quê gốc Long An làm trưởng ban. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa có nhiều hoạt động quảng bá sâu rộng, nhiều bà con vẫn chưa biết ở thành phố đã có BLL họ Phạm. Ngày 2-3-2008 tại số nhà 11 Nguyễn Đình Chiểu, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của PGS.TS. Phạm Đạo, Tổng thư ký Ban liên lạc Họ Phạm Việt Nam (nay là Chủ tịch hội đồng Họ Phạm Việt Nam) đã cùng với Ban liên lạc họ Phạm ở TP Hồ Chí Minh triệu tập một cuộc họp để củng cố, bổ sung thành viên mới vào BLL. Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Thưởng được bầu làm Trưởng BLL mới cùng với với 18 vị Ủy viên. Ngày 11/01/2009, tại cuộc họp kiểm điểm công tác năm 2008 và bàn Kế hoạch công tác năm 2009 của BLL đã đánh giá cao việc BLL đã tổ chức thành công cuộc Họp mặt họ Phạm tại Tp HCM và các tỉnh lân cận lần thứ nhất. Tại cuộc họp đó Trưởng BLL ông Phạm Đức Thưởng xin rút vì tuổi cao sức yếu. Hội nghị đã tiến cử Bs. Phạm Văn Căn lên thay ông Phạm Đức Thưởng làm Trưởng ban mới của BLL họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh (Nay là Hội Đồng Họ Phạm Tp.HCM cho đến thời điểm hiện tại.

  1. Các cột mốc đáng nhớ của Họ Phạm TP. HCM

–  Ngày 07 tháng 12 năm 2008 tại nhà khách chính phủ ở Tp:HCM đã họp mặt bà con Họ Phạm đang sinh sống với hơn 150 đại biểu về dự để thông qua chương trình hoạt động và giới thiệu 28 vị vào BLL. – Ngày 26 tháng 12 năm 2010 BLL Họ Phạm TP.HCM  tổ chức Đại Hội đại biểu Họ Phạm lần thứ 2 tại  Nhà văn hóa Hòa Bình tp. HCM thu hút gần 300 đại biểu các tỉnh lân cận và bà con Họ Phạm ở TP.HCM – Ngày 19 tháng 8 năm 2011 Hội Đồng Họ Phạm Tp. HCM  tổ chức “Lễ  Hội Giỗ Tổ Họ Phạm” và đêm nhạc Họ Phạm lần thứ I chủ đề “Mọi trái tim – Một tấm long” thu hút hơn 500 đại biểu về dự gây tiếng vang trong và ngoài nước. – Ngày 5 tháng 9 năm 2012 Hội Đồng Họ Phạm Tp. HCM  tổ tiếp tục tổ chức thành công “Lễ  Hội Giỗ Tổ Họ Phạm lần thứ II” và đêm nhạc Họ Phạm chủ đề: “ Thương quá Việt Nam” Lễ giỗ đã diễn rat rang trong và đúng nghi thức cổ truyền Việt Nam. Đặt biệt đêm nhạc đã thu hút số lượng khán giả rất đông. Đêm nhạc đã loang tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng trên cả nước. ——————————————————————————————-

  1. Tìm hiểu về Danh tướng Phạm Tu (476 – 545)

(Hình ảnh về Ngài Phạm Tu vui lòng truy cập vào trang web: hophamtpcm.org) Danh tướng Phạm Tu  sinh năm 476 ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, mất năm 545 trong cuộc chiến chống quân Lương xâm lược tại cửa sông Tô, trên vùng đất Hà Nội ngày nay (phố Chợ Gạo, quận Hoàn Kiếm bây giờ). Ông là Khai quốc công thần nhà Tiền Lý, tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân năm 544 về mặt thời gian và với Thủ đô Hà Nội về mặt không gian. Sử sách cũ ghi chép về nhân vật lịch sử này quá ít ỏi, nên người nghiên cứu phải kết hợp chặt chẽ việc khai thác chính sử với thần phả mới có thể dựng lại cuộc đời và sự nghiệp của ông trên những nét lớn và tiêu biểu. Từ nhỏ Phạm Tu đã chăm đọc sách, năng luyện tập võ nghệ, chắc hẳn rằng không ngoài việc nuôi chí lớn của một chàng trai lớn lên trong cảnh nước nhà đã bị ngoại bang đô hộ. Với công phu rèn luyện đó, ông đã thực sự trở thành một hào kiệt có uy tín lớn trong cả vùng. Rồng mây gặp hội, đến năm Tân Dậu (541), nhân việc Lý Nam Đế (Lý Bí) khởi binh đánh đuổi nhà Lương (Trung Quốc), Phạm Tu mặc dù lúc đó tuổi đã trên 60 vẫn hăng hái triệu tập binh mã ra ứng nghĩa và được hào kiệt các châu quận trong vùng nô nức hưởng ứng. Tại làng cổ Thanh Liệt đến nay vẫn còn lưu lại các tên đất như cửa Triệu (chắc là lấy tên Thái phó Triệu Túc đặt cho đồn binh), cổng Đồn, cửa Trại, lá Cờ, thanh Kiếm, cũng như các tượng voi, tượng ngựa thờ tại Đình Ngoài nằm trên cánh đồng phía Tây Bắc làng, là nơi thờ Phạm Tu làm Thành hoàng đều gợi nhớ lại thời kỳ hào hùng của võ tướng Phạm Tu huấn luyện quân sĩ tại quê nhà, hưởng ứng hành động đánh giặc cứu nước của Lý Bí. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí thắng lợi, năm Giáp Tý (544), Lý Nam Đế vào thành Long Biên xưng vương nước Nam Việt, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân (ý mong đất nước được hưng thịnh muôn đời, mãi mãi là mùa xuân), dựng điện Vạn Thọ, cắt đặt trăm quan, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn và võ tướng Phạm Tu đứng đầu ban võ. Về sự kiện đặc biệt quan trọng này, sử sách xưa nay đều nhận định rằng đó là: “Một triều đình có tổ chức” đã ra đời. Đây là chỉ triều đình của Nhà nước Vạn Xuân thời Lý Nam Đế, cách ngày nay đã ngoài 15 thế kỷ. Có thể khẳng định rằng trong lịch sử nước ta Nhà nước Vạn Xuân là quốc gia dân tộc thứ ba ra đời vào đầu Xuân năm 544, sau hai Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc đã xuất hiện từ thời trước Công nguyên. Nhưng rồi quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) ở phía Nam kéo sang lấn chiếm quận Cửu Đức (vùng đất Hà Tĩnh ngày nay). Lý Nam Đế lại cử tướng Phạm Tu cầm quân vào đánh dẹp, đuổi được giặc ra khỏi bờ cõi phía Nam. Hết nạn lớn này đến nạn lớn khác, tháng 6 năm Ất Sửu (545), tướng nhà Lương là Trần Bá Tiêu lại đem quân sang đánh nước ta, Lý Nam Đế cùng các tướng đưa quân ra cản giặc. Tướng Phạm Tu trực tiếp cầm quân ra cầm cự được gần hai năm, chiến đấu vô cùng anh dũng, chặn từng bước tiến quân của giặc. Nhưng vì tuổi cao – lúc này ông đã ngoài 70 tuổi, thế giặc lại mạnh vì thế cánh quân do ông trực tiếp chỉ huy đã thất bại tại vùng Chu Diên (khu vực Hải Dương – Hưng Yên ngày nay) nên phải lui về giữ thành ở ngay cửa sông Tô Lịch (khu vực Chợ Gạo, gần chợ Đồng Xuân hiện nay). Quân Lương siết chặt vòng vây liên tiếp tấn công, cuối cùng ông đã anh dũng hy sinh tại chiến trường vào ngày 20 tháng 7 năm đó (545). Lý Nam Đế cùng các triều quan xét công trạng lão tướng Phạm Tu truy tặng phong tước Long Biên hầu, đặt tên thụy là Đô Hồ (nên có tên gọi là Đô Hồ tướng quân), phong là bản cảnh Thành hoàng, sắc phong cho bản hương là Thang mộc ấp, sưu sai tạp dịch đều được miễn trừ, ban 100 nén bạc lập miếu phụng sự lưu truyền mãi mãi… ————————————————–

  1. Quy chế hoạt động của Hội Đồng Họ Phạm Việt Nam và Họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh

 (Quy chế và các quy định khác cũng như nhưng thông tin thông báo về các hoạt động của Họ Phạm được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên hai trang chính thống của Họ Phạm Việt Nam và Họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh tại hai địa chỉ trên internet như sau:

 Tham khảo và dowload (tải về) tại hai địa chỉ sau:

  1. Quy chế hoạt động của Hội Đồng Họ Phạm Việt Nam

 

  1. Quy chế hoạt động của Hội Đồng Họ Phạm  Thành phố Hồ Chí Minh

QUI ƯỚC VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG   CỦA BAN LIÊN LẠC HỌ PHAM TP.HCM   I. Tôn chỉ mục đích:   Nhằm tăng cương tinh thần tương thân tương ái của bà con đồng tộc dòng họ Phạm sinh sống trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh trên tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “giọt máu đào còn hơn ao nước lã” tìm về cội nguồn nối kết dòng tộc nhằm giúp đỡ nhau trong cuộc sống về tinh thần cũng như vậy chất(tùy điều kiện cụ thể). Tổ chức các hoạt động hữu ích như khuyến học khuyến tài, xóa đói giảm nghèo theo đúng pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam II. Tổ chức của Ban liên lạc (BLL) họ Phạm ở tp. Hồ Chí Minh   BLL họ Phạm ở tp. Hồ Chí Minh là một tổ chức quần chúng tự nguyện của bà con, cô bác họ Phạm hiện đang sinh sống và làm việc tại tp. Hồ Chí Minh. BLL có con dấu: “Ban liên lạc họ phạm Tp. Hồ Chí Minh” và tài khoản riêng để hoạt động. BLL sẽ đăng ký là thành viên của Mặt trận tổ quốc thành phố. Phạm vi hoạt động của hội là địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.   II.1 Toàn Thành phố có BLL họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh II.2 Các quận huyện có các BLL họ phạm của quận huyện và các HĐGT (BLL các dòng họ), ví dụ: –    BLL họ Phạm quận Một –    BLL họ Phạm quận Mười –    BLL họ Phạm huyện Thủ Đức –    HĐGT họ Phạm dòng Phạm Đăng –    BLLi họ Phạm dòng Phạm Bá –    …   III. Thành viên:   III.1. Đối tượng kết nạp:   Tất cả bà con , cô bác dòng họ Phạm đang làm việc và sinh sống tại tp.Hồ Chí Minh không phân biệt nam nữ, giầu nghèo, dâu rể, tuổi tác có tâm với dòng họ tự nguyện tham gia các hoạt động dòng họ đều được kết nạp làm Thành viên.. III.2. Trách nhiệm và quyền lợi của Thành viên.   1. Quyền hạn của Thành viên:   –  Được quyền tham gia các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột xuất của BLL kể cả những lần hành hương tìm về cội nguồn, dâng hương thăm các từ đường họ Phạm được xây cất tại thành phố và các noi khác. –  Được quyền cử ra những ngươi nhiệt tình tham gia Ban liên lạc. –  Được nhận Bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam” –  Được gửi tin hoạt động dòng họ mình và công bố gia phả  dòng họ mình lên tờ “Thông tin họ Phạm Việt Nam” và trang Web “hophamvietnam.org” www.hophamtphcm.org –  Được thăm hỏi khi ốm đau và giúp đỡ trong khi gặp khó khăn(tùy điều kiện cho phép) –  Tứ thân phụ mẫu khi tạ thế được Ban liên lạc đến phúng viếng –  Con cháu học hành có thành tích được Ban liên lạc khen thưởng tùy từng mức độ( Những cháu học sinh nghèo vượt khó có thể được hỗ trợ về kinh tế – (tùy điều kiện cụ thể).   2. Nghĩa vụ của Thành viên –   Tham gia các buổi sinh hoạt của BLL (cả định kỳ và đột xuất) –   Đóng góp “Hội phí “ theo năm: Tối thiểu 100.000đ/năm/người. –   Kịp thời báo cho Ban liên lạc những thông tin sau: + Thay đổi địa chỉ và số điện thoại + Gia đình có người ốm đau( để thăm hỏi) +  Tứ thân phụ mẫu qua đời(để phúng viếng) + Con cháu có thành tích học tập xuất sắc(để được khen thưởng) –  Thành viên nhiều lần không sinh hoạt không có lý do sẽ tự động xóa tên khỏi danh sách BLL IV. Ban liên lạc:   Do các Thành viên cử ra hoặc tự ứng củ vào Ban liên lạc khi xét thấy có khả năng và điều kiện hoạt động cho dòng họ. –  Ban liên lạc có một Trưởng Ban và một số Phó trưởng Ban. Trưởng Ban phụ trách chung, các Phó Ban được phân công từng lĩnh vực như: Tài chính, Khuyến học khuyến tài, tìm về cội ngồn v.v… –   Dưới Ban liên lạc có các Tiểu ban: + Tài chính +  Khuyến học khuyến tài + Tìm về cội nguồn ….. + Ban thư ký. –  Thường trực Ban  liên lạc có trách nhiệm xây dựng và điều hành kế hoạch hàng năm của “Hội” theo đúng tôn chỉ mục đích của BLL –  Điều hành các buổi sinh hoạt định kỳ và đột xuất. –  Ban liên lạc có trách nhiệm liên hệ thường xuyên với Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam để thâm gia các hoạt động dòng họ trên cả nước đặc biệt là các hoạt động dòng họ tại thành phố Hồ Chí Minh. V. Chương trình và nội dung hoạt động:   V.1. Nội dung sinh hoạt: –  Gặp gỡ thăm hỏi lẫn nhau và trao đổi về việc họ –  Hành hương về các từ đường họ Phạm –  Tham gia các ngày húy kỵ hoặc khai trương (tu bổ hoặc xây dựng mới) các từ đường họ Phạm trên địa bàn thành phố( nếu được mời) –  Tổ chức khen thưởng hoặc trao học bổng cho học sinh con em họ Phạm hoặc trao các phần quà cho các Thành viên cần được giúp đỡ –   Thăm nom người ốm đau –   Phúng viếng tứ thân phụ mẫu của các Hội viên khi tạ thế. –   Mừng thọ cho các Thành viên cao tuổi V.2. Lịch sinh hoạt: –   Các chi hội của các quân huyện tự qui định –   Thường trực Ban liên lạc (gồm: Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban và các trưởng tiểu ban) 3 tháng/ lần –   Sinh hoạt toàn Ban liên lạc thành phố 6 tháng/ lần –   Sinh hoạt toàn thể BLL: Mỗi năm một lần vào dịp giỗ cụ Phạm Tu, Thượng thủy tổ họ Phạm Việt Nam( Chủ nhật trước ngày 20 tháng Bẩy Âm lịch) ( Thường trực Ban liên lạc có trách nhiệm thông báo trước về nội dung, chương trình , thời gian địa điểm mỗi cuộc họp) V.3. Thành lập “Quĩ khuyến học, khuyến tài họ Phạm”

  1. Kinh phí hoạt động của Hội:

Trên nguyên tắc “Tự trang trải” VI.1  Các nguồn thu: –  Kêu gọi sự tài trợ của bà con cô bác có hảo tâm đặc biệt là các nhà doanh nghiệp do người họ Pham đứng đầu( số tiền không hạn chế) –  “Hội phí” của mỗi Thành viên: tối thiểu 100.000 đ/năm (Một trăm ngàn đồng/năm ), trừ trường hợp khó khăn quá sẽ được miễn. –  Tiền lãĩ gửi ngân hàng –  Các nguồn tài trợ khác. VI.2.  Các khoản chi: –   Thăm viếng người ốm phải đi nằm viện (Đ/m: 2 hộp sữa và 1 kg đường) –   Phúng viếng tứ thân phụ mấu (Đ/m: Một vòng hoa hay một bức trướng) –    Khen thưởng: + Được khen thưởng cấp thành phố trở lên(Đ/m; 300.000đ và một giấy khen) + Trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng( Đ/m: 200.000đ và một giấy khen) + Suất học bổng: 500.000đ/suất –   Trợ cấp khó khăn(tùy cụ thể).Đ/m: 500.000đ trở lên –   Chi cho các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột suất –   Văn phòng phẩm và Bưu điện phí –    … VI.3. Thực hiện công khai tài chính: Có sổ sách chứng từ chi tiêu và hàng năm báo cáo công khai trước cuộc họp toàn thể BLL. VII. Trụ Sở:   Trụ sở mới tại nhà Trưởng ban liên lạc: Phạm Văn Căn: số 6 đường Phan Bội Châu, Q1, Tp.HCM Điện thoại: 08.38237800 – 0903691108     Bản  “Qui ước” này đã được toàn thể Ban liên lạc thông qua.   TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2008   Phần II HƯỚNG DẪN CÁC THỦ TỤC CƠ BẢN VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỘNG HỌ PHẠM CÁC CẤP —o0o—

  1. SỔ TAY HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM

TẠI QUẬN HUYỆN, TỈNH THÀNH Hội Đồng Họ Phạm các Quận Huyện, Tỉnh thành  là thành viên chính thức của Hội Đồng  Họ Phạm Việt Nam. Hội Đồng Họ Phạm các cấp thống nhất hoạt động theo qui chế chung của Hội Đồng Họ Phạm Việt Nam. (Tham khảo kỹ Quy Chế hoạt động tại trang web hophamvietnam.org) Các vị Chủ tịch của các  Hội Đồng Họ Phạm các Tỉnh thành Quận Huyện  có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của  Hội đồng các cấp. Hội đồng Quận Huyện  là những sợi dây liên lạc giữa với Hội Đồng Họ Phạm cấp trên và có trách nhiệm thường cung cấp thông tin về tình hình hoạt động dòng họ ở địa phương để đưa tin lên Trang tin điện tử www.hophamtphcm.org  & hophamvietnam.org CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  XÂY DỰNG HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM TẠI CÁC QUẬN, HUYỆN,TỈNH THÀNH

  1. Tiến hành khảo sát những người Họ Phạm đang sinh sống làm việc trên địa bàn phụ trách của mình. Lựa chọn những người có tâm huyết giới thiệu vào Hội Đồng để làm công tác kết nối dòng họ.(có hướng dẫn kèm theo).
  2.  Tổ chức họp mặt và vận động những người có tâm huyết với dòng họ đứng ra thành lập Ban vận động.
  3.  Sau khi Ban vận động hoạt động hiệu quả, chúng ta tiến hành bầu chọn nhân sự và tổ chức lễ ra mắt Hội Đồng Họ Phạm ở địa phương đó.
  4. Lập danh sách tất cả  bà con Họ Phạm để theo dõi, quản lý,  thăm hỏi kết nối liên kết bà con đồng tộc (Danh sách thống nhất theo mẫu của Hội Đồng kèm theo).
  5. Thăm dò, sưu tầm, khảo sát, tìm kiếm  các tư liệu, Gia phả,Tộc phả và các tư liệu liên quan… để cung cấp cho Hội Đồng cấp trên.
  6. Thành lập ban thăm viếng  theo dõi các trường hợp ma chay, tang lễ  kịp thời thăm hỏi động viên phúng viếng. Trường hợp thật  đặc biệt thì báo cáo về Hội Đồng thành phố để cùng vận động hổ trợ.(Có quy chế thăm hỏi riêng).
  7. Thành lập ban Khuyến học,  Khuyến tài tại địa phương, tìm kiếm lập danh sách những người Họ Phạm có học hành, học vị cao, các trường hợp con em họ Phạm học giỏi, có tài nhưng có hoàn cảnh đặc biệt  khó khăn để động viên, khích lệ , khen thưởng hoặc hỗ trợ  kịp thời.(Danh sách gởi về cho Hội Đồng TP, tỉnh. Trước tháng Tư ÂL hàng năm)
  8. Lập danh sách những người cao tuổi Họ Phạm để tổ chức thăm hỏi, chúc thọ hoặc phúng viếng khi các cụ qua đời. Trường hợp các cụ trên 80 tuổi thì kết hợp với thường trực Hội đồng Thành Phố, tỉnh thành để có chế độ thăm viếng đặc biệt vào dịp lễ Tết.
  9. Mỗi quý (3 tháng ) tổ chức sinh hoạt một lần để báo cáo kết quả hoạt động và triễn khai hoạt động mới, rà soát và cũng cố bổ sung danh sách Họ Phạm tại quận huyện. Mỗi  quý  Hội Đồng Quận Huyện có báo cáo cụ thể về kết quả  hoạt động bằng văn bản cho Thường trực  Hội Đồng Thành Phố, Tỉnh thành. Kết quả hoạt động của quý được đăng tải trên website www.hophamtphcm.org.
  10.  Luôn luôn quan tâm  duy trì xây dựng lực lượng  nhân sự kế thừa. Đặc biệt là trẻ hóa và vận động lứa tuổi thanh niên tham gia để được hỗ trợ  và áp dụng lãnh vực công nghê thông tin vào công tác kết nối dòng họ, làm cơ sở và nòng cốt cho Ban Thanh Niên cấp Thành phố sau này.
  11. Lập hệ thống quản lý rành mạch, rõ ràng, khoa học, cập nhật danh sách bà con Họ Phạm hàng tháng, hàng quý  bằng sổ ghi chép riêng, cố gắng vận động những thành viên trẻ để  tham gia hỗ trợ bằng hệ thống quản lý trên máy tính .Tốt nhất mỗi Hội Đồng nên có “một hộp thư điện tử” (Email) cố định để tiện trong việc liên lạc giữa Hội Đồng Họ Phạm Thành Phố và các Quận Huyện.
  12.  Hội đồng  Họ Phạm các Quận, Huyện  trực thuộc thành phố thường xuyên giữ mối liên lạc, gặp gỡ trao đổi, học hỏi lẫn nhau hoặc kết hợp tổ chức các hoạt động để rút kinh nghiệm về công tác  kết nối dòng họ của các Quận Huyện có phong trào mạnh và  tiêu biểu như Quận 10.
  13. Ngoài các nội nêu trên, Hội Đồng Họ Phạm các Quận, Huyện, tỉnh thành nên chủ động sáng tạo thêm nhiều mô hình hoạt động mới phù hợp với địa phương mình đang cư trú, như tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thành lập  Câu Lạc Bộ (ví dụ câu CLB thơ, CLB sinh vật cảnh,  CLB thể dục dưỡng sinh, cờ tướng…) Hoặc kết hợp với Hội đồng cấp Thành phố tổ chức các buổi tọa đàm, nới chuyện về lịch sử dòng họ, tìm hiểu về danh tướng Phạm Tu…

————————————————————————————– II- Hướng dẫn tổ chức Đại Hội các cấp Phát huy sự sáng tạo của mỗi Hội Đồng Họ Phạm các cấp, tuỳ từng nơi để tổ chức cho phù hợp. Chúng tôi xin hướng dẫn một số nội dung cơ bản về  “Đại Hội hoặc ra mắt Hội Đồng Họ Phạm các cấp” gồm 2 phần chính sau đây:

  1. Hướng dẫn chung:

Đại Hội Họ Phạm các cấp được tổ căn cứ theo quy chế của Hội Đồng Họ Phạm Việt Nam. Quá trình tổ chức Đại Hội  Họ Phạm các cấp được tổ chức chủ yếu tại các khu vực quận,  huyện tỉnh thành, song tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, có thể tố chức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu ở khu vực của mình. 1- Tại quận huyện, việc tổ chức Đại Hội do Hội Đồng Họ Phạm của địa phương đó chủ trì, phối hợp với, các Hội Đồng Gia Tộc ở địa phương đó tổ chức sẽ thuận tiện hơn về việc thu hút đại biểu về tham gia. 2- Thời gian có thể diễn ra từ một buổi đến một ngày.Công tác tuyên truyền cần chuẩn bị chu đáo và triển khai trước Đại hội; nên có băng rôn, khẩu hiệu, cờ, phướn của Họ Phạm (theo mẫu chung);  phối hợp với các phương tiện thông tin, truyền thông để tuyên truyền việc tổ chức ngày Đại Hội trên các phương tiện như internet, thư mời, truyền miệng, và nhiều hình thức sáng tạo khác. –  Hội Đồng Họ Phạm  cấp xã có kế hoạch tổ chức ngày Đại Hội ở  địa phương của mình có thể tham khảo thêm cách tổ chức của các đia phương đã từng  tổ chức là. Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của việc tổ chức ngày  Đại Hội, Hội Động Họ Phạm các cấp xây dựng chương trình, phân công chuẩn bị các nội dung từng cá nhân phụ trách để thực hiên tốt. Thành phần tham dự Đại Hội: – Tùy theo kinh phí và quy mô tổ chức, đối tượng tham dự Đại Hội là các hộ gia đình mang Họ Phạm đang cư trú trên địa bàn dân cư, không phân biệt thường trú hoặc tạm trú; tuỳ theo điều kiện có thể mời toàn thể các thành viên trong gia đình hoặc đại diện hộ gia đình; chú ý mời các vị là chức sắc tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức, người tiêu biểu, cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan đóng trên địa bàn, sinh sống ở khu dân cư để cùng tham gia Đại Hội – Có thể mời các vị đại diện lãnh đạo Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể ở các cấp dự  đến Đại Hội… II -Chương trình Đại Hội – Phần lễ: + Chào cờ Họ Phạm (có bài hát kèm theo) + Giới thiệu thành phần đại biểu về tham dự +  Tiến hành các thủ tục theo nghi lễ truyền thống dâng hương trước bàn thờ tổ, và các nghi lễ do Đại Hội xây dựng trước đó. + Báo cáo kết quả   của Hội Đồng Họ Phạm trong thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gia đến + Các đại biểu trao đổi, thảo luận góp ý Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu trong năm, hoặc trao học bổng, tài trợ, từ thiện (nếu có) + Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu (nếu có); + Giới thiệu nhân sự Hội Đồng Hội Phạm khóa mới + Tiến hành bầu nhân sự  vào Hội Đồng khóa mới + Công bố kết quả + Thành viên Hội Đồng khóa mới nhận ra mắt bà con và nhận nhiệm vụ + Phát động thi đua, + Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi lễ. – Phần hội: + Tùy theo từng nơi, có thể tổ chức trước hoặc sau phần lễ, khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian mang tính truyền thống văn hoá của địa phương, dân tộc; chú ý phát huy vai trò, thế mạnh của các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân sinh sống tại địa bàn dân cư, con em quê hương sinh sống hoặc đang công tác ở địa phương khác cùng hướng về “cội nguồn dòng họ” III. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. Hội Đồng Họ Phạm  các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức Đại Hội, báo cáo về Hội Đồng Họ Phạm cấp trên,  các thành viên cùng cấp để thống nhất chủ trương, nội dung, hình thức, thời gian tiến hành. 2. Hội Đồng Họ Phạm các cấp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận và Đoàn thể các cấp về dự “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư. 3. Hội Đồng Họ Phạm các cấp tổ chức các cuộc họp vào thời gian trước khi tổ chức Đại Hội để thành lập các tiểu ban như: – Ban Lễ tân khánh tiết – Ban thư ký – Ban vận động tài chính – Ban thông tin truyền thông để phổ biến và thông báo thời gian địa điểm Đại Hội đến từng bà con họ Phạm bằng nhiều hình thức (Email, điện thoại, thư mời, giới thiếu đến người quen biết…) Trên đây là một số nội dung về hướng dẫn tổ chức “Đại Hội Họ Phạm” ở  cấp. Hội Đồng Họ Phạm Tp. HCM và các tỉnh phía Nam kính mong các Hội Đồng quận huyện, thành phố căn cứ hướng dẫn này và có thể có nhiều hình thức sáng tạo thêm để khai thực hiện./. ———————————————————————————————————-   Phần III 1 . Danh sách các thành viên Hội Đồng Họ Phạm Việt Nam và Họ Phạm TP.HCM

  1. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CHỦ CHỐT CỦA HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM TP. HỒ CHÍNH MINH
Số TT Họ Tên Địa chỉ Điện thoại và Email Phụ trách
01 Phạm Văn Căn 6 Phan Bội Châu Q1 38.292.178 0903.691.108canphamvan@yahoo.com Chủ tịch
02 Phạm Thương Phan 198A Lâm Văn Bền, P. Tân Quy, Quận 7, TP.HCM phamthuongphan@gmail.com P. Chủ tịch
03 Phạm Ngọc Phước 31/10 Hoàng Dư Khương P12 Q10 0903908495, GDphuocpham_songtra@yahoo.com Ban  KTTC
04 Phạm Văn Nam 52/26 Đường số 10 P.Tân Quy Q7 0909383894,38686760namphamvan36@yahoo.com.vn BTK
05 Phạm Văn Tuyền 110 đường 3-2 P15 Q11 22251148, 0903353699 asoenbridal@yahoo.com Ban Lễ Tân

 

B.   DANH  SÁCH  HỘI ĐỒNG TOÀN QUỐC HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA VI (2010-2016)

2. Các mẫu văn bản: (Các mẫu bố trí trang ngang có File đính kèm riêng) Mẫu số 1 (Dùng để lấy thông tin tại các kỳ Đại Hội) HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM (….) PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN Để có thông tin tìm hiểu, kết nối dòng họ và tổ chức các hoạt động, xin quý Bác/Cô/Anh/Chị vui lòng cung cấp cho chúng tôi  những thông tin dưới đây.Hoặc đăng ký trực tiếp qua mạng tại địa chỉ : http://www.hophamtphcm.org/lienhe I. Phần cá nhân: Họ và tên: …………………… ………………………………Sinh năm………. Nguyên quán: ……………………………………………………………………. Địa chỉ hiện tại:…………………………………………………………………… Số điện nhà:………… ………………Di động:………………………………….. Email  :……………………………………………………………………………. Website:…………………………………………………………………………… Nghề nghiệp, học hàm học vị, chức vụ:…………………………………………. …………………………………………………………………………………….. Nơi làm việc hiện nay:   …..……………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… II. Phần dòng họ Tên gọi dòng họ: ………………………………………………………………………………………………… Ở tại: …………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………… Thuộc nguồn gốc Họ Phạm tại: ……………………………………………………………………………. Danh nhân của dòng họ: ………………………………………………………………………………………. Tư liệu dòng họ hiện có: □ Gia phả   □ Sắc phong   □ Sách   □ Ghi chép Ngày chạp họ hay giỗ tổ (họp mặt đầy đủ dòng họ): Ngày………..tháng……………………… năm…………………………. Âm lịch Liên hệ để biết thông tin với ông(bà): ………………………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại nhà: …………………………………………………………………………………………………… Điện thoại di động: …………………………………………………………………………………………….. Email: …………………………………………………………………………………………………………………   Ngày …….tháng……năm….. Người cung cấp thông tin                                     —————————– Mẫu số 2: HỌ PHẠM VIỆT NAM HỌ PHẠM (…)  MẪU ĐĂNG KÝ THAM GIA HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỌ VÀ TÊN:……………………………………………………nam/ nữ SINH NĂM:………………………………………………………………. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NGHỀ NGHIỆP:……………………………………………………………… CƠ QUAN ĐƠN VỊ ĐANG CÔNG TÁC (nếu có) ………………………………………………………………………………. Chứcvụ:……………………………………………………………………………

STT ĐỊA CHỈ EMAIL SỐ ĐIỆN THOẠIDI ĐỘNG SỐ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH  NICK YAHOO
01
02
03

KHẢ NĂNG TÔI CÓ THỂ SẼ HỖ TRỢ NHỮNG  VIỆC SAU:

  1. Về công sức:………………………………………………………………

 

  1. Về hiện vật:………………………………………………………………

 

  1.  Về tài chính:………………………………………………………………

 

  1. Hỗ trợ khác:………………………………………………………………

Ngày… tháng… năm … Ký tên Cảm ơn quý vị  đã cung cấp thông tin   BAN THƯ KÝ —————————————————————————————————     —————————————————————————————————————————– THÔNG TIN HƯỚNG DẪN CÁC CHI TIẾT KHÁC

Hội Đồng Họ Phạm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

Số 6 Phan Bội Châu,phường Bến Thành,Q1.

Điện thoại: 382 92178

Email: bsphamthiencan@gmail.com

Bác Sĩ  Phạm Văn Căn – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Họ Phạm Việt Nam – Phụ Trách khu vực các tỉnh  phía Nam – Chủ Tịch Hội Đồng Họ Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

Website : www.hophamtphcm.org

Tải file cẩm nang xây dựng và thành lập Hội Đồng Họ Phạm các Tỉnh Thành, Quận Huyện

Các bài viết khác :