ĐÔI ĐIỀU VỀ CUỐN “Vì việc họ”

Người đăng: Khôi Pham Văn, Ngày đăng: 05-02-2016, 4559 Views

VVHo1

VVHo2

ĐÔI ĐIỀU VỀ CUỐN “Vì việc họ”

            Cuốn sách “vì việc họ” của nguyên Chủ tịch họ Phạm Việt Nam – PGs.Ts. Phạm Đạo viết đã in xong hơn chục ngày. Mấy hôm nay lại rộ lên trên Fecebook về cuốn sách này nên xin có đôi điều giới thiệu về cuốn sách và trích đăng phần “lời cuối sách” để mọi người rõ thêm:

Cuốn sách gồm 3 phần chính:

Phần I. Hoạt động trong gia tộc gồm có 3 bài viết: Viết gia phả, Xây nhà thờ họ – Quy tụ mộ tổ tiên, Điều hành việc họ.

            – Phần II: Hoạt động trên cả nước: gồm 6 bài:

+ Kỷ niệm khó quên – viết về những đóng góp của ông cho Ban tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam”

+ Hồi ức về trang web họ Phạm Việt Nam – viết về những đóng góp của ông cho website hophamvietnam.org

+ Như anh em một nhà – viết về những người bạn, những người công tác với ông trong quá trình làm việc họ

+ Những cuộc hành hương – Viết về những lần về dự các hoạt động họ Phạm ở các địa phương và viếng thăm những nơi thờ các danh nhân họ Phạm.

+ Vài mẩu chuyện vui buồn về việc họ – Viết về một số kỷ niệm trong suốt những năm tháng làm việc họ

+ Dấu ấn khó quên – ghi lại những cuộc họp, những xcuoocj gặp gờ họ Phạm toàn quốc

Phần III. Những người tận tụy với việchọ, gồm 18 bài:

+ Vị trưởng Ban liên lạc đầu tiên – Viết vể TSKH Phạm Huyễn, vị Trưởng Ban lien lạc đầu tiên

+ Họ Phạm bấn phương – Viết về TSKH Phạm Khắc Di, nguyên Trưởng BLL họ Phạm các khóa II – khóa IV

+ Người làm rạng danh tiên tổ – Viết về bác Phạm Đình Nhân nguyên Tổng thư ký, Phó Ban Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam khóa II đến khóa IV.

+ Tuổi trẻ sôi nổi – Viết về bác Phạm Cầu, nguyên TBT thứ 2 của Bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam” và Phó trưởng Ban Thường trực họ Pham Việt Nam khóa V.

+ Lương y của dòng họ – viết về PGs.Ts. Phạm Hồng TKT Ban lien lạc họ Phạm Việt Nam khóa III và IV

+ Hết lòng vì việc họ – Viết về bác Phạm Đức Thưởng, nguyên Trưởng BLL khóa II HĐHP Tp. HCM,

+ Cánh chim không mỏi – viết về Bs. Phạm Văn Căn, PCT HDTQ họ Phạm VN, Trưởng BLL (Hội hhoongf) họ Phạm Tp. HCM khóa II, III.

+ Tuổi cao chí càng cao – Viết về bác Phạm Chí Công, nguyên Trưởng BLL họ Phạm tỉnh Binh Định

+ Người con gái họ Phạm – Viết về chị Phạm Thị Loan, nguyên đại biểu quốc hội khóa X, Chủ tịch tập đoàn Việt Á.

+ Người phát hành – Viết về bác Phạm Xuân Giá Ủy viên BLL họ Phạm Việt Nam người chuyên phát hành các tài lịch sách vở viết về họ Phạm

+ “Sử gia” họ Phạm – Viết về bác Phạm Hồng Vũ, nguyên TTr. BLL kiêm trưởng Ban Tộc phả.

+ Tình bạn – Viết về bác Phạm Minh Thông, nguyên UVTT HDDHP Việt Nam khóa VI, Trưởng BLL Quảng Nam-Đà Nẵng

+ Người lính làm việc họ – Viết về bác Phạm Văn Dương, nguyên Phó chủ tịch TTr. kiêm TTK HDHp Việt Nam khóa VI.

+ “Mẹ Đốp” – Viết về bà Phạm Thúy Lan, nguyên PCT kiêm trưởng Ban Thông tin tu liệu khóa VI.

( bao gồm cả trang web và bản tin, TBT Ban tin thứ 3)

+ Ông Trưởn ban Lễ tân mẫn cán – Viết về bác Phạm Nghị, nguyên UYTTr, Trưởng Ban Lễ tân các khoasIV, V, VI

+ Linh hồn của trang web dòng họ – Viết về bác Phạm Thế Chiến, nguyên UVTTr,kiêm tổng biên tập thứ 2 của trang web hophamvietnam.org

+ Cây cầu tình nghĩa – Viết về doanh nhân Phạm Văn Tuyền, nguyên PCT Thường trực HDHP Tp. Hồ Chí Minh.

+ Uy tín, trí tuệ và tồn tại – Viết về doanh nhân Phạm Quốc Trí, PCT Hội đồng họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh Khóa III.

*

*   *

 

Sau đây là lời cuối sách cũng là 8 bài học được rút ra trong suốt gần 20 năm làm việc họ của PGs.Ts. Phạm Đạo

 

LỜI CUỐI SÁCH

Khép lại cuốn sách này, tôi muốn nói mấy điều (gọi là kinh nghiệm cũng được) trong suốt gần 20 năm làm việc họ để chia sẻ cùng những người đã, đang và sẽ làm việc họ.

  1. Hoạt động dòng họ có đặc thù riêng không giống bất kì một tổ chức chính quyền nào. Mà là một tổ chức hoàn toàn tự nguyện của những người mang cùng dòng họ có chung một mục đích là vấn tổ, tầm tông, tôn vinh tổ tiên và chăm lo đến tương lai dòng họ bằng các hoạt động khuyến học khuyến tài. Hoạt động dòng họ giống như hoạt động của Mặt trận Tổ quốc lấy thương thảo đi đến đồng thuận là chính
  2. Muốn tiến tới có sự đồng thuận cao trong hoạt động thì phải xây dựng bằng được Quy chế tổ chức và hoạt động của dòng họ. Trong bản Quy chế đó trước hết và quan trọng nhất là phải nêu rõ tôn chỉ mục đích. Tiếp đến là mô hình tổ chức, rồi đến chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người trong đó có bộ phận thường trực (hay gọi là bộ phận điều hành). Sau đó đến một số điều khoản khác như công tác Tài chính, công tác vinh danh và khuyến học, khuyến tài. Bản quy chế này có giá trị pháp lý cao nhất. Được coi như một cẩm nang trong quá trình hoạt động, Việc sửa đổi bản Quy chế này thuộc trách nhiệm của Đại hội đại biểu các khoá. Đương nhiên trong quá trình hoạt động có thể có những điều chưa hợp lý, chưa sát với thực tế thì Thường trực Hội đồng có thể sửa đổi rồi thông báo lại cho toàn bộ Ủy viên Hội đồng.
  3. Mối quan hệ giữa Hội đồng các cấp, giữa các bộ phân, thậm chí giữa các thành viên là một quan hệ bình đẳng không tồn tại khái niệm “cấp trên, cấp dưới”. Mà chủ yếu là hướng dẫn, thương thảo vì một mục đích chung.
  4. Phải chú ý đến đặc thù của từng vùng miền có những hoạt động rất sáng tạo. Cho nên phải động viên những sáng tạo đó. Phải “phân cấp” mạnh cho Hội đồng các địa phương vì phong trào địa phương càng mạnh thì phong trào trong cả nước càng phát triển. Không thể rập khuôn bắt tất cả các địa phương phải theo một khuôn mẫu nào đó.
  5. Trong phong trào vận động để thành lập các Hội đồng các cấp phải quán triệt phương châm “Chậm mà chắc” Không vội vàng phát triển rồi không chú ý duy trì thì tổ chức ấy tự tan rã lúc nào không biết. Đã có nhiều bài học về một vài BLL của địa phương đã thành lập rồi không hoạt động lại phải tổ chức lại, điển hình như BLL họ Phạm Quảng Ngãi, BLL họ Phạm Vĩnh Phúc, v.v…
  6. Trong công tác Tổ chức cán bộ gồm hai phần: Thứ nhất là phát triển tổ chức dòng họ phải “Đi hai chân”, có nghĩa là vừa phát triển Hội đồng các cấp theo địa bàn hành chính, đồng thời thậm chí còn phải coi trọng hơn đến các Hội đồng dòng họ, các Hội đồng gia tộc – Chính ở những nơi đó là cơ sở của các hoạt động dòng họ. Bà con sẵn sàng đóng góp để tôn tạo nhà thờ họ, để có kinh phí làm khuyến học khuyến tài trước hết cho con cháu họ. Thứ hai: Trong công tác cán bộ lại phải tuân thủ một điều luật bất thành văn, đó là đề cử người vào một chức danh nào đó thì phải có “roda”, nghĩa là phải xem họ đã làm gì chứ đừng tin vào những lời nói suông hoặc những chức vụ họ đã và đang đảm nhận. Nếu không, đưa vào thì dễ mà đưa ra thì khó. Phải kiên quyết chấm dứt tình trạng cứ giữ một chức vụ nào đấy, thậm chí chỉ là một Ủy viên HĐTQ mà không tham gia hoạt động gì cả.
  7. Trong hoạt động dòng họ phải luôn quan tâm đến công tác thông tin tư liệu nhằm tuyên truyền và quảng bá các hoạt đông dòng họ. Phải chú ý đến ba mảng công việc: hoạt động của trang web, hoạt đông của bản tin và công tác nghiên cứu, biên soạn các sách và tài liệu về dòng họ. Đặc biệt phải quan tâm đến trang web và bản tin. Tầm quan trọng của trang web và bản tin đã được lãnh đạo các khóa và mọi người thừa nhận đó là: Còn trang web và bản tin nội tộc thì hoạt động dòng họ còn!
  8. Hoạt động việc họ cái được duy nhất là “cái tình” thì trước hết là hãy quan tâm đến những người đang làm việc cùng nhau. Hãy quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, đến những khó khăn của từng người để chia sẻ, để gánh vác công việc giúp người ấy. Những khi ốm đau, những ngày lễ tết đến thăm nhau càng tăng thêm tình đồng tộc nhất là những người gần gũi nhất với mình trong quá trình làm việc họ.

Tp.HCM, 02/10/2015

*

*     *

MỘT SỐ COMMENT TRÊN FACEBOOK VỀ CUỐN “VÌ VIỆC HỌ”

+ Họ Phạm Việt Nam (Tp.Hồ Chí Minh): Cám ơn PGS.TS Phạm Đạo – một con ngừơi hết lòng vì việc Họ. VÌ VIỆC HỌ có thể nói là một cuốn cảm nang cho những ai đang làm việc Họ(không nhất thiết phải họ Phạm) trong đó chứa đựng Tâm Tài Đức mà suốt hai mươi năm qua Ông đã dành Tâm huyết cho “sự nghiệp” thứ hai của mình. Chúng tôi – những ngừoi con họ Pham rất ngưỡng mộ Ông và chúc Ông luôn mạnh khoẻ và sẽ còn tiếp tục cống hiến cho việc Họ của chúng ta!

+ Phạm Văn Sang (Tp. Hồ Chí Minh): Cám ơn PGS.TS Phạm Đạo ( Dao Pham ) – một con ngừơi hết lòng vì việc Họ. VÌ VIỆC HỌ có thể nói là một cuốn cảm nang cho những ai đang làm việc Họ(không nhất thiết phải họ Phạm) trong đó chứa đựng Tâm Tài Đức mà suốt hai mươi năm qua Ông đã dành Tâm huyết cho “sự nghiệp” thứ hai của mình. Chúng tôi – những ngừoi con họ Pham rất ngưỡng mộ Ông và chúc Ông luôn mạnh khoẻ và sẽ còn tiếp tục cống hiến cho việc Họ của chúng ta!

+ Phạm Khoa (Tp.Hồ Chí Minh): Kính chúc Bác Phạm Đao đại thọ hơn 100 tuổi cho bà con họ Phạm được nhờ…

+ Phạm Văn Đạt (Tp.Hồ Chí Minh):: Chúc mừng bác Phạm Đạo đã cho ra đời cuốn sách rất hay và có ý nghĩa to lớn “Vì việc họ”, nhất là trong giai đoạn hiện nay “việc họ” có nơi đang phát triển có nơi đang như “dậm chân tại chỗ” !

+ Phạm Đình Phong (Bình Định): Giờ này tuổi đã cao, Bác đã cống hiến cho dòng họ PHẠM thêm 1 công trình nữa rất có ý nghĩa. Đặc biệt là trong dịp tết càng tô thắm và làm tưoi đẹp cho sắc xuân đang nở rộ trên quê hương thân yêu của chúng ta.

+ Hoàng Thị Hậu (Hà Nội): Ông nội Đức Anh tuyệt vời quá.

+ Hà Nga (Hà Nội):: Anh lo việc họ là vất vả nhưng là việc tích đức cho con cháu . em ngưỡng mộ anh đấy

+Lương Tất Thắng (Tp.Hồ Chí Minh): Phạm Thị Lan Hương ơi! Cho anh xin một cuốn “Vì việc họ” của ba em

 

Các bài viết khác :

    Ông Trưởng Ban Lễ tân mẫn cán

    ÔNG TRƯỞNG BAN LỄ TÂN MẪN CÁN (Viết về ông Phạm Nghị, nguyên Trưởng ban Lễ tân của HĐTQ họ Phạm ...

    Người lính làm việc họ

    NGƯỜI “LÍNH” LÀM VIỆC HỌ (Viết về anh Phạm Văn Dương, nguyên Phó chủ tịch Thường trực kiêm TTK HĐTQ họ ...

    Người con gái họ Phạm

    NGƯỜI CON GÁI HỌ PHẠM (Phỏng vấn chị Phạm Thị Loan Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á)   ...

    Tìm địa chỉ người xưa

    ĐI TÌM ĐỊA CHỈ NGƯỜI XƯA Bài đã đăng trên “Nhân Dân hằng tháng” số 43 tháng 11 năm 2000 Quê ...

    Bốn phương họ Phạm

    HỌ PHẠM BỐN PHƯƠNG “Bốn phương họ Phạm đều là anh em” (Phạm Khắc Di) Trong Lễ Kỷ niệm 15 năm ...

    Page 1 of 712345...Last »